Một doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp và đang kinh doanh thuận lợi vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính nếu như không có một giám đốc tài chính tốt. Chính vì vậy, giám đốc tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy vận hành của một doanh nghiệp. Vậy tại sao vị trí giám đốc tài chính lại quan trọng đến như vậy? Công việc giám đốc tài chính thực sự là gì? MyChair sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết sau.
Giám đốc tài chính là gì?
Giám đốc tài chính (CFO) là người điều hành toàn bộ tài chính trong một tổ chức, đồng thời giám sát bộ phận tài chính kế toán và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Công việc của giám đốc tài chính thường bao gồm quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro tài chính, phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách,… Họ thường là thành viên của ban điều hành và có trách nhiệm trình bày thông tin tài chính cho các bên liên quan như cổ đông, ban điều hành và các bên liên quan khác.
Vai trò của giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ có tầm nhìn về bức tranh tài chính tổng thể của một doanh nghiệp. Mặc dù tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ như hiện nay, CCO hoặc CEO có thể có kiến thức về tài chính, kế toán nhưng nhìn chung họ không có mức độ nhạy bén về kỹ năng và kinh nghiệm như một giám đốc tài chính thực thụ.
- Cố vấn chiến lược cho công ty
Với tốc độ kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay, đã kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt không ngừng. Điều đó buộc các giám đốc tài chính cần có tầm nhìn để đưa ra các chiến lược tài chính thích hợp nhất cho doanh nghiệp.
Chính vì thế, giám đốc tài chính đóng vai trò làm cố vấn và đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp. Điều này yêu cầu các giám đốc tài chính phải có tư duy nhạy bén trong việc xử lý và phân tích số liệu, từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh của tổ chức.
- Cầu nối giữa doanh nghiệp và đối tác
Nhìn thấu bức tranh tài chính của doanh nghiệp cùng những kiến thức siêu đẳng về con số, giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tác và dành được nhiều hợp đồng có lợi về cho công ty.
- Quản lý tài chính cho doanh nghiệp
Giám đốc tài chính đảm nhận trách nhiệm phân tích các kết quả tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý cho giám đốc điều hành. Ngoài ra, giám đốc tài chính còn là người đảm bảo hiệu suất làm việc của tất cả các bộ phận. Đồng thời đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn và bồi dưỡng nhân lực để tiếp nối vị trí giám đốc tài chính trong tương lai.
- Dẫn đầu quá trình chuyển đổi số
Công nghệ số đã và đang dần thay đổi cách thức quản lý của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Để thích nghi với điều này, giám đốc tài chính phải chuyển từ quản lý ngân sách sang quản lý hoàn vốn đầu tư. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, giám đốc tài chính cũng là người đề ra các kế hoạch ngân sách và phân bổ nguồn lực cho các doanh nghiệp.
Công việc của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp
- Giám sát sự luân chuyển của dòng tiền
Công việc đầu tiên mà giám đốc tài chính phải đảm nhận là kiểm soát sự luân chuyển của dòng tiền trong công ty. CFO cần hiểu rõ nguồn tiền mặt, cũng như biết quản lý tiền mặt đồng thời duy trì tính toàn vẹn của vốn, chứng từ và các tài liệu có giá trị khác.
Giám đốc tài chính được quyền tạm giữ hoặc thanh toán tiền theo các chứng từ của công ty. Trách nhiệm của giám đốc tài chính bao gồm thiết lập các chính sách kế toán và các thủ tục tín dụng các nghĩa vụ tài chính khác.
- Quản trị công nợ
Ngoài các vấn đề về lưu chuyển tiền tệ, thì việc nắm bắt tất cả các khoản nợ của công ty là một phần trách nhiệm của giám đốc tài chính. Thông thường, một công ty sẽ có nhiều hợp đồng pháp lý, hay các khoản nợ tiềm ẩn dưới hình thức dự phòng, hợp đồng thuê, hoặc các bản tóm lược về bảo hiểm, lợi nhuận từ điều khoản vay và thu hồi công nợ. Trong công ty, chỉ có giám đốc tài chính mới là người có khả năng đảm nhận trách nhiệm trên.
- Quản lý hoạt động của bộ phần tài chính
Với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, giám đốc tài chính là người giám sát các hoạt động của Kế toán, Tài chính, Nhân sự và công nghệ thông tin. Với doanh nghiệp có quy mô lớn, thì trách nhiệm của giám đốc tài chính chỉ có thể bao gồm tài chính và kế toán. Dù với bất cứ trách nhiệm nào, CFO cũng sẽ tham gia hỗ trợ về mảng kế toán và tài chính của công ty, thông qua việc sử dụng bảng mô tả công việc, các chính sách, thủ tục, cũng như các phương pháp tự động kiểm soát tài liệu theo đúng với nghiệp vụ của mình.
- Tạo dựng và duy trì mối quan hệ
Cùng với Tổng Giám đốc, CFO cũng cần phải tạo dựng và duy trì các mối liên hệ mật thiết với các đối tác chiến lược, ngân hàng đầu tư, và các cổ đông. Giám đốc tài chính phải quản lý được các thỏa thuận vay vốn, đồng thời duy trì các nguồn vốn thích hợp cho các khoản vay hiện tại của công ty. Ngoài ra, những nhà quản lý cũng phải kiểm soát các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hoạch định việc lựa chọn cổ phiếu ưu đãi.
- Huy động vốn và quản lý vốn lưu động
Bất cứ vấn đề nào liên quan đến tài chính đều nằm trong tầm kiểm soát của giám đốc tài chính, huy động vốn, quản lý vốn lưu động cũng không ngoại lệ.
CFO sẽ là người thiết lập và thực hiện hóa các chiến lược để quản trị nguồn vốn do yêu cầu của công ty, bao gồm quản trị, thu hồi công nợ và duy trì các thỏa thuận tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cần thiết. Ngoài ra, CFO cũng cần nắm rõ các kế hoạch dài hạn của công ty. Để từ đó đánh giá các yêu cầu tài chính tiềm ẩn và lên kế hoạch phát triển theo những cách thức khác nhau.
- Thực thi các nghĩa vụ tài chính
Giám đốc tài chính phải là người thông qua cũng như thực thi các thỏa thuận liên quan đến nghĩa vụ tài chính. Bao gồm:
+ Hợp đồng về nguyên vật liệu sản xuất.
+ Tài sản và dịch vụ công nghệ thông tin.
+ Những yêu cầu cam kết về nguồn tài chính của công ty.
+ Kiểm soát tài chính
+ Kiểm soát tài chính cũng là một trong những công việc quan trọng của giám đốc tài chính. CFO có trách nhiệm quản lý tài chính tổ chức, bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, dự báo tài chính và theo dõi hiệu suất tài chính của công ty. Họ phải đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp đề ra.
- Tạo quan hệ với cổ đông
Giám đốc tài chính cũng là người chịu trách nhiệm giao tiếp với cổ đông và đại diện cho lãnh đạo công ty trong các cuộc họp quan trọng. CFO có trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ với cổ đông. Điều này bao gồm việc định kỳ gặp gỡ và trao đổi với cổ đông để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ. CFO cũng phải lắng nghe phản hồi từ cổ đông và đưa ra các biện pháp cần thiết để nâng cao quan hệ và tạo sự hài lòng.
- Quyền hạn của giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính là một trong những người điều hành cấp cao trong doanh nghiệp. Vai trò và quyền hạn của họ có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào mô hình và lĩnh vực hoạt động của công ty. Một số quyền hạn của giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
+ Phê duyệt và quản lý các văn bản thuộc bộ phận tài chính.
+ Kiểm soát các vấn đề liên quan đến ngân sách trong doanh nghiệp.
+ Xem xét trước các hợp đồng sau đó trình lên giám đốc điều hành phê duyệt.
+ Cân nhắc và phê duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính – ngân sách trong tất cả các hoạt động lớn nhỏ của doanh nghiệp. Dựa trên kế hoạch và định mức tài chính được quy định cho từng đối tượng theo nguyên tắc cụ thể.
+ Thực thi các kế hoạch ngân sách do CEO phê duyệt, yêu cầu báo cáo công việc của các phòng ban nếu cần thiết.
Những kỹ năng cần có của một giám đốc tài chính
Một giám đốc tài chính cần sở hữu những kỹ năng tuyệt vời để hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một CFO cần phải có:
- Kỹ năng giao tiếp
Để thành công trong vai trò của mình, giám đốc tài chính cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. CFO cần sở hữu khả năng trình bày thông tin tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu cho các bên liên quan, bao gồm ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp CFO xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan và tạo lòng tin trong tổ chức.
- Kiến thức sâu rộng về tài chính
Tiền thân của một giám đốc tài chính là kế toán trưởng. Chính vì vậy, để đảm nhận trọng trách của một CFO, bạn cũng cần “công phá” các kỹ năng của một kế toán trưởng như quản lý công nợ, dòng tiền ra vào của tổ chức. Nhằm đảm bảo hoạt động của công ty theo đúng quy định của pháp luật.
Để làm được điều này, giám đốc tài chính cần nắm được các kỹ năng đọc bảng tính, ghi chép chứng từ, sổ sách, đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính.
- Khả năng phân tích, hoạch định chiến lược
Một giám đốc tài chính lý tưởng là người có khả năng nhìn xa trông rộng cũng như có tài hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Chính vì thế, giám đốc tài chính tương lai cần sở hữu cách lập kế hoạch quản lý dòng tiền, hoạch định và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách. Song song với đó là dự toán các cơ hội và rủi ro trong tầm tay nhắm hướng đến các mục tiêu lâu dài và phát triển bền vững.
- Kỹ năng quản trị tài chính dự án
Kỹ năng quản trị tài chính theo từng dự án là điều rất quan trọng đối với một giám đốc tài chính. CFO sẽ đóng vai trò theo dõi, kiểm soát dòng tiền ra vào giúp các dự án hoạt động một cách trơn tru, bài bản.
Mức lương của một CFO là bao nhiêu?
Theo thống kê trên các nền tảng tuyển dụng việc làm thì mức lương của một giám đốc tài chính có thể lên đến 100 triệu/tháng. Tuy nhiên, con số trung bình dựa trên các ngành nghề và lĩnh vực rơi vào khoảng 40 triệu – 50 triệu/tháng. Còn đối với các công ty có quy mô nhỏ, vị trí giám đốc tài chính có thể nhận được mức lương khoảng 15 triệu/tháng.
Tuy nhiên, mỗi ứng viên sẽ được thảo luận về mức lương này dựa trên kỹ năng, trình độ hay thậm chí là các mối quan hệ mà người đó có trong ngành. Với những tập đoàn lớn, mức lương này hoàn toàn có thể đạt đến con số vài trăm triệu một tháng, đi kèm theo nhiều phúc lợi hấp dẫn.
Lộ trình trở thành giám đốc tài chính
Cũng giống như các vị trí cấp cao khác, giám đốc tài chính cũng cần phải trải qua một lộ trình thăng tiến bài bản:
- Tốt nghiệp bằng cử nhân
Để trở thành một giám đốc tài chính chuyên nghiệp, bạn cần phải sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Vì trình độ của một giám đốc bao gồm trình độ học vấn và bằng cấp của họ. Vì vậy, tốt nghiệp chuyên ngành liên quan sẽ là điểm tựa vững chắc cho bạn trên con đường trở thành giám đốc tài chính.
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học thêm các chương trình MBA hay MBF chuyên về kế toán – tài chính để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn. Theo đó, phần lớn những người có mong muốn phát triển trong lĩnh vực tài chính và trở thành CFO đều học lên cao học.
Ngoài việc nâng cao kiến thức, quá trình học cao học còn giúp bạn xây dựng các mối quan hệ với giảng viên và đồng nghiệp trong ngành. Điều này cực kỳ hữu ích trong quá trình làm việc và phát triển trong tương lai.
- Thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ lĩnh vực
Ngoài việc theo học các chương trình MBA hoặc MBF, bạn có thể bổ sung kiến thức qua các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp như CMA (chứng chỉ kế toán quản trị) hay CPA (chứng chỉ kế toán công chứng).
- Tích lũy kinh nghiệm toàn diện
Không chỉ trong lĩnh vực kế toán, CFO còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như IT, Nhân sự, Chuỗi cung ứng, Quan hệ cổ đông, v.v. Do đó, tích lũy kinh nghiệm toàn diện là một giai đoạn quan trọng trước khi bạn trở thành một CFO xuất sắc, tài năng.
- Phát triển kỹ năng quản lý
Chắc chắn rằng để đảm nhận vị trí giám đốc tài chính bạn phải nắm vững các kỹ năng của một nhà lãnh đạo. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay trong quá trình làm việc, bạn hãy tích cực trau dồi và phát triển kỹ năng quản lý. Sở hữu kỹ năng quản lý xuất sắc và ấn tượng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật so với các ứng viên khác.
Chắn hẳn qua những thông tin mà Nội thất văn phòng MyChair vừa chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về công việc giám đốc tài chính cũng như các kỹ năng để trở thành một giám đốc kinh doanh giỏi. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều thông tin hay và thú vị nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Giám đốc Marketing (CMO) là gì? Các công việc giám đốc Marketing cần biết
Giám đốc điều hành (CEO) là gì? Vai trò, chức năng và công việc cụ thể trong công ty
CCO là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một giám đốc kinh doanh giỏi