Đứng trước nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường cũng như kỳ vọng lớn từ phía khách hàng, để tồn tại và phát triển lâu dài thì doanh nghiệp cần có vị trí giám đốc sản xuất nhằm lên kế hoạch và giám sát toàn bộ khâu vận hành và cung ứng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đầy đủ và nhanh chóng nhất. Vậy công việc giám đốc sản xuất cụ thể là gì? Vị trí này đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng MyChair khám phá thông qua bài viết dưới đây.
Giám đốc sản xuất (CPO) là gì?
Giám đốc sản xuất (CPO) là người có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và năng suất.
Với nhiệm vụ kiểm soát các công việc liên quan đến toàn bộ quy trình cung ứng sản phẩm, giám đốc sản xuất phải là người có khả năng lãnh đạo xuất sắc, đồng thời sở hữu vốn kiến thức chuyên môn vững vàng về công nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Nhiệm vụ chính của một CPO bao gồm việc lên chiến lược, cũng như phát triển và tiếp thị sản phẩm, đồng thời đảm bảo quy trình từ đầu vào cho đến thành phẩm diễn ra một cách trơn tru. Họ cần có khả năng lãnh đạo xuất sắc và kiến thức chuyên môn vững vàng về ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Tầm quan trọng của giám đốc sản xuất trong doanh nghiệp
- Giám sát và cố vấn hoạt động sản xuất
Giám đốc sản xuất có vai trò quan trọng giám sát các vị trí then chốt trong quy trình sản xuất sản phẩm, bao gồm giám đốc quản lý sản phẩm, trưởng phòng phân tích sản phẩm, giám đốc tiếp thị sản phẩm.
Trách nhiệm của giám đốc sản xuất là đảm bảo rằng những vị trí này thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của toàn bộ bộ phận sản xuất.
Ngoài vai trò giám sát, giám đốc sản xuất còn đóng vai trò cố vấn cho các nhân viên chủ chốt trong quy trình quản lý sản xuất. Đồng thời đảm bảo việc nâng cao kỹ năng của nhân viên và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
- Lên kế hoạch tiếp thị và truyền thông
Với vai trò là người đứng đầu bộ phận sản xuất, giám đốc sản xuất (CPO) cần chịu trách nhiệm quản lý việc tiếp thị sản phẩm, đồng thời làm việc phối hợp với bộ phận tiếp thị và truyền thông cũng như bộ phận quan hệ khách hàng. Trách nhiệm của CPO là điều phối các hoạt động liên quan đến thiết kế sản phẩm, cải tiến và bảo trì sản phẩm, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vai trò của giám đốc sản xuất cũng bao gồm việc điều phối các sự kiện, hoạt động truyền thông và quảng bá sản phẩm, cũng như giới thiệu sản phẩm cả trong nước và quốc tế. Ngoài ra, họ cũng cần có khả năng đàm phán tốt và thuyết trình hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của mọi người.
- Định hướng tầm nhìn và chiến lược
Bên cạnh tiếp thị và truyền thông, một giám đốc sản xuất cũng đóng vai trò là người xây dựng bộ phận quản lý sản phẩm, đồng thời truyền đạt tầm nhìn và lộ trình kinh doanh cho từng bộ phận và nhân viên trong đội ngũ. Mục tiêu của các nhà quản lý là đảm bảo rằng mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hoạt động dưới một tầm nhìn thống nhất và gắn kết.
Không chỉ vậy, CPO cũng phải đảm bảo rằng sản phẩm được cải tiến và đổi mới một cách liên tục để bắt kịp xu hướng của thị trường. Để làm được điều đó, CPO cần phải xây dựng, phát triển và quản lý quy trình mở rộng danh mục sản phẩm, để hướng tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Trong vai trò người điều hành bộ phận sản xuất sản phẩm, CPO còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích về chất lượng, nhằm tìm ra những điểm yếu trong chiến lược thực thi để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Bằng cách này, họ có thể đưa ra các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích, CPO còn hỗ trợ quá trình ra quyết định thông minh hơn đối với nhiều vấn đề khác nhau. Ví dụ, họ có thể đánh giá các yếu tố như chi phí, hiệu quả và thời gian sản xuất, từ đó giảm giá thành, loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Công việc giám đốc sản xuất trong doanh nghiệp
Dưới đây là một số công việc cụ thể của giám đốc sản xuất:
- Thiết lập quy trình sản xuất
Việc xây dựng quy trình sản xuất bài bản sẽ là “kim chỉ nam” giúp CPO vận hành được toàn bộ quá trình sản xuất một cách trơn tru và hiệu quả. Quy trình này bao gồm các công đoạn cụ thể và phải liên kết với các bộ phận khác như giám sát và kiểm soát chất lượng.
Sau khi thiết lập, quy trình sản xuất sẽ được CPO truyền thông đến các phòng ban, tổ chức liên quan để nắm bắt, theo dõi và thực hiện.
- Giám sát quy trình sản xuất sản phẩm
Nhiệm vụ của giám đốc sản xuất là đảm bảo chất lượng của sản phẩm thành phẩm. Vì vậy, họ phải giám sát quy trình sản xuất một cách chặt chẽ và hiệu quả để đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ của sản phẩm đúng với kế hoạch đã đề ra. Điều này bao gồm việc xác định các yếu tố quan trọng cần được giám sát, phân bổ tài nguyên và công cụ cần thiết, lập lịch theo dõi, thời gian và phạm vi giám sát. Giám đốc sản xuất phải đảm bảo rằng mọi khía cạnh của quy trình đều tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng.
Kế hoạch giám sát giúp giám đốc sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, đóng góp vào việc tối đa hóa năng suất sản xuất. Đồng thời giảm thiểu yếu tố lãng phí tài nguyên và tuân thủ các quy định yêu cầu theo chỉ đạo của cấp trên.
- Triển khai kế hoạch sản xuất
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất được triển khai theo đúng mục tiêu đề ra, giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các bộ phận; nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu cần thiết được chuẩn bị đầy đủ theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, trong quá trình triển khai kế hoạch, giám đốc sản xuất cũng cần theo dõi và đề xuất các biện pháp để cải tiến để tối ưu hiệu quả công việc.
Tóm lại, ở giai đoạn này, công việc của giám đốc sản xuất CPO bao gồm chuẩn bị các yếu tố cần thiết, giám sát tiến độ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định sản xuất và đề xuất biện pháp cải tiến trong quá trình triển khai.
- Quản lý vật tư, trang thiết bị và nguyên liệu
Quản lý vật tư, trang thiết bị và nguyên liệu là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Giám đốc sản xuất CPO có trách nhiệm thực hiện công việc này. Công việc của họ bao gồm theo dõi định kỳ tình trạng vật liệu, dự đoán nhu cầu và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo không xảy ra sai sót và duy trì tiến độ sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Giám đốc sản xuất có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Công việc kiểm soát chất lượng sản phẩm bao gồm việc thiết lập các bước kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng trong quy trình sản xuất. Giám đốc sản xuất cần đảm bảo rằng các công việc này được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng thời hạn nhằm đạt được chất lượng sản phẩm như mong muốn.
- Vận hành chuỗi cung ứng
Vận hành chuỗi cung ứng đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, đảm bảo rằng nguyên liệu và vật tư đầu vào được cung cấp đúng thời hạn, đáp ứng cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, giám đốc sản xuất có trách nhiệm theo dõi kế hoạch và quy trình vận hành chuỗi cung ứng để đảm bảo công việc diễn ra đều đặn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn
Giám đốc sản xuất có vai trò lập kế hoạch kiểm tra và đảm bảo rằng các thiết bị và máy móc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Họ cũng phải thực hiện công tác bảo trì định kỳ để đảm bảo thiết bị cung cấp đạt chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, CPO cũng cần thiết lập các quy định về an toàn lao động nhằm đảm bảo tất cả công nhân và nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy tắc an toàn này.
Phân biệt vị trí Giám đốc sản phẩm và Giám đốc sản xuất
Tiêu chí | Giám đốc sản xuất | Giám đốc sản phẩm |
Vai trò | Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất và hoạt động liên quan | Quản lý hoạt động phát triển sản phẩm, lên kế hoạch và triển khai các công đoạn |
Trách nhiệm | Giám sát quá trình sản xuất và năng suất lao động Tối ưu hóa quy trình giúp gia tăng hiệu suất kinh doanh | Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đầu ra của sản phẩm Tham gia vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm |
Nguồn lực | Quản lý nguyên vật liệu sản xuất và nhân lực tham gia | Đảm bảo việc kiểm soát nguồn nguyên liệu và tài nguyên hợp lý và hiệu quả |
Nhiệm vụ kiểm soát | Đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và đúng tiến độ. | Đo lường và kiểm soát quy trình sản xuất sản phẩm và chất lượng đầu ra |
Xây dựng kế hoạch | Lập kế hoạch sản xuất và phân bổ công việc cụ thể cho các thành viên | Phối hợp với các phòng ban để cải thiện chất lượng tốt nhất |
Cách quản lý thời gian | Lập lịch biểu và đảm bảo thời gian sản xuất đúng thời hạn | Đảm bảo thời gian kiểm tra đúng cách thức và đúng thời hạn |
Các yếu tố cần có của một giám đốc sản xuất
- Trình độ học vấn
Để đáp ứng được “sức nặng” của vị trí giám đốc sản xuất, CPO cần phải được trang bị một nền tảng kiến thức vững vàng cùng vốn kinh nghiệm quản trị sâu sắc. Trình độ từ Cử nhân đại học đến Thạc sĩ hay Tiến sĩ của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản trị,… là yếu tố cần thiết giúp bạn đáp ứng được yêu cầu công việc khác. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc cùng vốn hiểu biết sâu rộng về các vấn đề cũng có thể là một “điểm cộng” để thay thế yêu cầu về trình độ học vấn đối với các nhà tuyển dụng.
- Kinh nghiệm
Với một vị trí điều hành doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế là yêu cầu khắt khe đòi hỏi giám đốc sản xuất cần có từ 10 năm – 15 năm làm việc trở lên. Theo một số tin tuyển dụng trên các trang web uy tín như Top CV, Vietnamwork, vieclam24h thì một CPO cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong vai trò quản lý sản xuất tại một doanh nghiệp, hoặc trong vai trò Trưởng phòng Quản lý sản xuất tại một đơn vị kinh doanh phức tạp.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm đa dạng trong các lĩnh vực liên quan như tiếp thị sản phẩm, quản lý hay truyền thông.
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là vị trí giám đốc sản xuất. Hàng ngày, công việc giám đốc sản xuất cần thực hiện nhiều bài thuyết trình và diễn thuyết với các bên liên quan về các lĩnh vực phát triển sản phẩm như tiếp thị, nghiên cứu, phân tích và quản lý. Họ cũng cần phải có khả năng thuyết trình trước nhân viên, quản lý cấp dưới, tham gia các cuộc họp, hội nghị và họp báo. Do đó, để trở thành CPO, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp lưu loát, vốn kiến thức sâu rộng và khả năng viết lách tốt.
- Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò đứng đầu bộ phận sản xuất, kỹ năng lãnh đạo dường như là yếu tố bắt buộc đối với một giám đốc sản xuất. Họ cần sở hữu khả năng dẫn dắt và quản lý nhân viên, giải quyết các vấn đề và xây dựng lòng tin từ các bên liên quan. Đồng thời, sở hữu khả năng điều hành nhạy bén và linh hoạt đối với các hoạt động xung quanh.
- Kỹ năng sáng tạo
Là một người đi đầu trong nghiên cứu, giám đốc sản xuất cần sở hữu trong mình khả năng sáng tạo và khả năng bắt kịp xu hướng nhanh chóng. Sáng tạo sẽ giúp giám đốc sản xuất tạo ra các sản phẩm vượt trội, cải thiện sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu thị yếu của người dùng. Bởi sự đổi mới là yếu tố quan trọng để đạt được sự cạnh tranh và thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Mức lương của công việc giám đốc sản xuất
Giám đốc sản xuất là người đứng đầu một doanh nghiệp, đồng thời đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong công ty. Chức vụ này mang trách nhiệm xây dựng chiến lược và duy trì sự phát triển của một bộ phận hoặc cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, mức lương của Giám đốc sản xuất được xếp vào hàng cao nhất trên thị trường. Vậy mức lương công việc giám đốc sản xuất này là bao nhiêu?
Theo thống kê, mức lương phổ biến cho vị trí Giám đốc trong các doanh nghiệp hiện nay là khoảng từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng. Cụ thể, các mức lương cho công việc giám đốc sản xuất như sau:
- Mức lương thấp nhất cho vị trí Giám đốc sản xuất là khoảng 12 triệu đồng/tháng.
- Mức lương trung bình cho Giám đốc là khoảng 18,4 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao phổ biến cho Giám đốc là khoảng 25,6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất cho Giám đốc có thể lên đến 60 đến 70 triệu đồng/tháng.
Từ đó, có thể thấy mức lương trung bình của Giám đốc sản xuất hiện nay khá cao. Tuy nhiên, mức lương này lại có sự chênh lệch và khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và yêu cầu công việc của từng công ty.
Tìm kiếm công việc giám đốc sản xuất ở đâu?
Để tìm kiếm việc làm giám đốc sản xuất, có một số nguồn thông tin và phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Trang web tuyển dụng trực tuyến: Hiện nay, có một số nền tảng tuyển dụng trực tuyến như LinkedIn, Top CV, Timviec365,… thường cung cấp nhiều thông tin việc làm và yêu cầu tuyển dụng về vị trí giám đốc sản xuất. Bạn có thể tìm kiếm công việc và công ty phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình để apply.
- Mạng lưới chuyên ngành: Kết nối với các chuyên gia, cộng đồng và nhóm ngành sản xuất thông qua các sự kiện, hội thảo, trang mạng xã hội cũng là một cách có thể giúp bạn tìm được thông tin về các cơ hội việc làm giám đốc sản xuất. Bạn có thể tham khảo một số diễn đàn và hội nhóm như: Việc làm cấp cao Giám Đốc Điều Hành, Sản Xuất, Tài Chính,
- Kinh Doanh; Tuyển dụng Quản Lý, Giám Đốc, Giám Đốc Điều Hành; Tìm đối tác sản xuất, kinh doanh – cơ hội việc làm,…. để tìm kiếm công việc phù hợp.
- Dịch vụ tư vấn việc làm: Có thể hợp tác với các dịch vụ tìm kiếm việc làm như HRchannels, Navigos Search, ManpowerGroup,… hoặc nhà tuyển dụng chuyên về lĩnh vực sản xuất để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với khả năng và mục tiêu của bạn.
Trên đây là tất tần tật thông tin về giám đốc sản xuất mà Nội thất văn phòng MyChair muốn chia sẻ cho bạn. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc giám đốc sản xuất trong doanh nghiệp, cũng như lộ trình thăng tiến của vị trí này trong tương lai. Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu bạn cảm thấy thắc mắc về vị trí công việc này!
>> Có thể bạn quan tâm:
Giám đốc Marketing (CMO) là gì? Các công việc giám đốc Marketing cần biết
CFO là gì? Mô tả công việc giám đốc tài chính đối với doanh nghiệp
Các công việc giám đốc công nghệ đảm nhận có thể bạn chưa biết
Mô tả công việc giám đốc kinh doanh cần đảm nhận và vai trò của CCO trong doanh nghiệp