Tin tức

Chi phí cố định và chi phí biến đổi – Khái niệm, công thức tính và cách phân biệt

Chi phí cố định và chi phí biến đổi - Khái niệm, công thức tính và cách phân biệt

Bạn đang kinh doanh và muốn tối ưu hóa lợi nhuận? Hiểu rõ chi phí cố định và chi phí biến đổi là bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về hai loại chi phí quan trọng này, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể giúp bạn có thể nắm bắt được nhanh chóng.

Tìm hiểu về chi phí cố định

Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là khoản tiền mà doanh nghiệp cần thanh toán định kỳ và gần như giữ ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Loại chi phí này không thay đổi theo quy mô sản xuất hay doanh thu của doanh nghiệp.

Ví dụ: tiền bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, tiền lãi từ ngân hàng, tiền thuê nhà xưởng,…

Khái niệm chi phí cố định

Đặc điểm của chi phí cố định

  • Không phụ thuộc: Chi phí cố định không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có đang phát triển tốt hay đang đối mặt với những vấn đề bất lợi thì khoản chi phí này vẫn giữ nguyên.
  • Cố định thời gian trả: Chi phí cố định được chia ra trong khoảng thời gian nhất định, để doanh nghiệp vận hành sản xuất có lời và bù lại các khoản đã chi ra như tiền lương nhân viên, tiền chi phí để thuê nhà, tiền điện,…

Phân loại chi phí cố định

Dựa trên yếu tố quản lý, bạn có thể phân loại chi phí cố định như sau:

  • Chi phí cố định bắt buộc: Đây là các khoản chi phí không thể trì hoãn và liên quan đến hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí này để duy trì hoạt động hàng ngày. Ví dụ: tiền thuê mặt bằng, tiền thuê máy móc, tiền lương của nhân viên, tiền bảo trì và sửa chữa các thiết bị cố định.
  • Chi phí cố định không bắt buộc: Đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phát sinh khi có quyết định cụ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng phụ thuộc vào sự lựa chọn và quyết định của doanh nghiệp và có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ: tiền quảng cáo, tiền nghiên cứu và phát triển, tiền xây dựng thương hiệu mới.

Ngoài ra, chi phí cố định cũng có thể được phân loại dựa trên cách phân bổ:

  • Chi phí cố định định kỳ: Đây là các khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp tính toán và trả theo một chu kỳ định kỳ. Các khoản chi phí này có giá trị không thay đổi trong mỗi khoảng thời gian. Ví dụ bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh và bảo dưỡng mặt bằng.
  • Chi phí cố định có thể phân bổ: Đây là khoản chi phí không có sự cố định đều đặn qua các thời điểm mà khoản đầu tư một lần, nhưng chúng được phân bổ dựa trên quy ước hoặc phương pháp trong thời gian dài áp dụng. Ví dụ bao gồm tiền mua sắm mới các thiết bị, tiền nâng cấp hệ thống quản lý và tiền đào tạo nhân viên.

Ý nghĩa của chi phí cố định

Khi chi phí cố định tăng lên, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Điều này có thể gây ra áp lực lên doanh số doanh nghiệp. Do đó, vì để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp có thể buộc phải tăng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tuy nhiên, việc tăng giá có thể làm giảm độ cạnh tranh và ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng.

Nếu chi phí cố định quá cao so với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể gánh chịu lỗ. Trong tình huống này, doanh nghiệp sẽ cần xem xét cách giảm chi phí cố định, tăng doanh thu hoặc tìm các giải pháp khác nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Ý nghĩa của chi phí cố định

Cách tính chi phí cố định

Cách 1:

Chi phí cố định = Mức hoạt động cao nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động cao nhất)

Cách 2:

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động thấp nhất – (Chi phí biến đổi đối với một đơn vị x Đơn vị hoạt động thấp nhất)

Ví dụ: Tổng chi phí cao nhất của doanh nghiệp A trong năm hoạt động là 800 triệu với 500 sản phẩm. Tổng chi phí thấp nhất của doanh nghiệp A trong năm là 200 sản phẩm với số tiền 350 triệu đồng.

Dựa vào công thức tính trên, chúng ta có:

  • Chi phí biến đổi với một đơn vị = (800 – 350)/(500 – 200) = 1,5 triệu đồng
  • Dựa trên mức hoạt động cao nhất = 800 – 1,5 x 500 = 50 triệu đồng
  • Dựa trên mức hoạt động thấp nhất = 350 – 1,5 x 200 = 50 triệu đồng

Tìm hiểu về chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí phụ thuộc vào các yếu tố thay đổi về quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Chúng thay đổi theo cường độ sản xuất hoặc doanh số bán hàng.

Ví dụ: Chi phí về nhiên liệu đầu vào, chi phí bao bì sản phẩm, chi phí giao dịch thẻ tín dụng hoặc chi phí vận chuyển hàng hóa của công ty,…

Khái niệm chi phí biến đổi

Đặc điểm của chi phí biến đổi

  • Phụ thuộc vào mức độ hoạt động: Chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động hoặc sản lượng của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh tăng, chi phí biến đổi cũng tăng và ngược lại.
  • Biến phí: Nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc không có hoạt động nào, chi phí biến đổi sẽ bằng 0. Điều này phản ánh rằng chi phí biến đổi là các khoản chi phí phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và chỉ phát sinh khi có hoạt động xảy ra.
  • Tính liên tục: Chi phí biến đổi thường thay đổi liên tục theo mức độ hoạt động. Chúng có thể tăng hoặc giảm theo biến động của các yếu tố như sản lượng, doanh số bán hàng, mức độ sử dụng tài nguyên, hoặc giá thành nguyên liệu.

Phân loại chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi tuyến tính

  • Dạng chi phí biến đổi tuyến tính là dạng chi phí mà tỷ lệ tăng/giảm của nó tỷ lệ thuận với hoạt động sản xuất của công ty.
  • Để quản lý tốt dạng chi phí này, công ty cần đồng thời quản lý tổng số và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng được gọi là định mức biến phí ở các mức độ khác nhau.

Chi phí biến đổi tuyến tính

Chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí biến đổi cấp bậc là những chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động tăng cao hơn và có sự rõ ràng. Nếu sự thay đổi không đáng kể hoặc không rõ ràng, thì chi phí đó không được xem là chi phí biến đổi cấp bậc.

Ví dụ, các chi phí như nâng cấp công suất, tăng cường nhân viên tăng ca, mua thêm máy móc mới, mua thêm đồ nội thất văn phòng để mở rộng quy mô sản xuất.

Để quản lý tốt chi phí biến đổi cấp bậc, sau đây là một số điều cần làm:

  • Tối ưu hóa nhân công bao gồm tăng cường đào tạo, tăng cường quản lý hiệu suất lao động và tăng cường công tác lập kế hoạch nhân sự.
  • Xây dựng biến phí hợp lý, giúp công ty có cái nhìn rõ ràng về sự tương quan giữa chi phí và quy mô sản xuất.
  • Lựa chọn mức độ hoạt động phù hợp, đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và khả năng sản xuất, tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí biến đổi dạng cong

Chi phí biến đổi dạng cong là một dạng chi phí khác mà thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và chi phí tương ứng dưới dạng hình cong. Trong trường hợp này, khi hoạt động sản xuất tăng lên, ban đầu chi phí tăng chậm rồi dần dần tăng nhanh hơn, tạo ra một đường cong.

Chi phí biến đổi dạng cong

Ý nghĩa của chi phí biến đổi

  • Lập kế hoạch hoạt động: Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi, doanh nghiệp có thể dự báo và ước tính chi phí trong quá trình tăng hoặc giảm quy mô sản xuất.
  • Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận: Chi phí biến đổi là một tiền đề quan trọng để phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng sản xuất và lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm một cách chính xác, từ đó tối ưu hóa giá cả, cạnh tranh trên thị trường và đạt được lợi nhuận cao hơn.
  • Hỗ trợ quản lý và kiểm soát: Chi phí biến đổi giúp xác định và theo dõi các khoản chi phí thay đổi theo thời gian, giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, biến động và nguyên nhân. Khi có thông tin chi tiết về chi phí, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu chi phí không cần thiết.

Cách tính chi phí biến đổi

Bạn có thể tham khảo công thức tính sau:

Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra x Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị

Trong đó, chi phí biến đổi của mỗi đơn vị được tính:

Biến phí mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian / Hiệu số lượng sản phẩm.

Ví dụ: Nếu chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm của một công ty là 500.000 đồng/sản phẩm, và công ty sản xuất 1.000 sản phẩm, thì chi phí biến đổi sẽ là: 500.000 đồng/sản phẩm x 1.000 sản phẩm = 500.000.000 đồng. Do đó, chi phí biến đổi để sản xuất 1.000 sản phẩm của công ty này sẽ là 500.000.000 đồng.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Nội dungChi phí cố địnhChi phí biến đổi
Khái niệmLà loại chi phí không thay đổi theo mức sản xuất hoặc doanh thuLà các khoản chi phí phụ thuộc vào các yếu tố có thể thay đổi về quy mô sản xuất
Đặc điểm
  • Tổng chi phí không thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong quy mô phù hợp
  • Chi phí cố định trên một đơn vị sản xuất giảm khi mức độ hoạt động tăng
  • Tồn tại khi doanh nghiệp không hoạt động.
  • Tổng chi phí biến đổi thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
  • Chi phí biến đổi đơn vị (là biến phí chi ra để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm) không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.
  • Chi phí biến đổi bằng 0, nếu không có hoạt động.
Các loại chi phíTiền thuê nhà, tiền bảo hiểm, khấu hao phí, thuế,…Chi phí về nhiên liệu, nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất,…
Có tính vào tồn kho không?Không
Ảnh hưởng đến giá sản phẩmKhông ảnh hưởngTrực tiếp liên quan số lượng và giá sản phẩm.

>> Xem thêm: Các loại chi phí trong doanh nghiệp – Bật mí cách tối ưu chi phí hiệu quả

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cố định và chi phí biến đổi

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Sự ra đời của các trang thiết bị công nghệ hiện đại đã có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Giảm chi phí tiền lương và tiền công, đồng thời tăng hiệu suất và độ chính xác trong quá trình sản xuất.
  • Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất: Các công nghệ tiên tiến có thể được điều chỉnh và tối ưu hóa để sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả hơn, giúp giảm lượng phế phẩm và lãng phí trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, việc mua sắm trang thiết bị và dây chuyền hiện đại đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để đầu tư. Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí khấu hao của các trang thiết bị này làm tăng chi phí cố định của doanh nghiệp.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp

Yếu tố tổ chức quản lý tài chính, quản lý chi phí trong doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý tài chính và quản lý chi phí là rất quan trọng đối với việc hạn chế tình trạng tổn thất và thất thoát trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Việc tổ chức và quản lý vốn chặt chẽ, cùng với việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính hợp lý, sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và hạn chế lãng phí.

Tổ chức sản xuất và sử dụng lao động

Lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Việc tổ chức lao động khoa học đòi hỏi sự lập kế hoạch và phân công công việc một cách hiệu quả, đảm bảo rằng nguồn lao động được sử dụng đúng năng lực và kỹ năng của mỗi cá nhân. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu biến phí và định phí.

Bên cạnh đó, biến động giá cả trên thị trường và các yếu tố bất thường như thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến biến phí và định phí trong doanh nghiệp. Sự biến động giá cả có thể làm tăng chi phí nguyên vật liệu và nguyên liệu, ảnh hưởng đến mức giá thành sản phẩm. Các yếu tố bất thường cũng có thể gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sản xuất, dẫn đến tăng chi phí và giảm hiệu suất.

Một số giải pháp tối ưu chi phí cố định và chi phí biến đổi hiệu quả

  • Cơ cấu chi phí và nguồn vốn: Việc lên kế hoạch và phân chia biến phí và định phí một cách cụ thể để phục vụ mục đích tương ứng.
  • Kiểm soát sử dụng tài sản bao gồm việc theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và áp dụng các biện pháp kiểm soát để đảm bảo tài sản được sử dụng một cách tối ưu.
  • Thu thập thông tin và phân tích chi phí: Bằng cách so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức, doanh nghiệp có thể xác định nguyên nhân gây chênh lệch và tìm cách giải quyết vấn đề này kịp thời.
  • Phân tích biến động giá cả trên thị trường định kỳ, từ đó hiểu và đưa ra các biện pháp phù hợp để ứng phó với tình hình giá cả thay đổi, giúp doanh nghiệp điều chỉnh và ổn định chi phí sản xuất và kinh doanh.
  • Phân tích quy trình tạo giá trị gia tăng có thể xác định được những chi phí tốt và chi phí xấu, giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực.
  • Lập dự toán chi phí ngắn hạn, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các khoản chi phí dự kiến và tạo ra kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả.
  • Đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí

Tóm lại, trên đây là những vấn đề xoay quanh chi phí cố định và chi phí biến đổi trong doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.