Cho đến hiện nay, nhiều khách hàng vẫn cho rằng bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ không bền bằng bàn gỗ nguyên khối. Quan niệm này thường xuất phát từ những suy nghĩ truyền thống, khi gỗ nguyên khối vẫn được coi là biểu tượng của sự sang trọng với độ bền vượt trội. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sản xuất, bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ đã có những cải tiến đáng kể về chất lượng và độ bền. Bài viết này sẽ làm rõ quan niệm này, đồng thời phân tích và so sánh chi tiết nhằm “giải oan” cho mẫu bàn chân sắt mặt gỗ.
Thực Trạng Về Quan Niệm Bàn Giám Đốc Chân Sắt Mặt Gỗ Không Bền Bằng Bàn Gỗ Nguyên Khối
Ngày nay, vẫn có nhiều khách hàng tin rằng bàn gỗ nguyên khối có độ bền vượt trội hơn rất nhiều so với bàn chân sắt mặt gỗ. Bàn gỗ nguyên khối từ lâu đã được xem như biểu tượng của sự cao cấp và sang trọng, đồng thời mang lại cảm giác vững chắc và giá trị lâu dài. Chính vì vậy, quan niệm rằng bàn gỗ nguyên khối bền hơn đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người tiêu dùng.
Theo khảo sát của chúng tôi, suy nghĩ này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Quan niệm truyền thống
Gỗ nguyên khối luôn được coi là biểu tượng của sự cao cấp và bền bỉ. Từ xa xưa, nội thất gỗ nguyên khối được ưa chuộng trong các gia đình quyền quý và các doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến một quan niệm chung rằng gỗ nguyên khối luôn bền hơn các loại vật liệu khác.
- Kinh nghiệm cá nhân
Nhiều khách hàng có trải nghiệm tốt với bàn gỗ nguyên khối. Họ thấy rằng những chiếc bàn này thường có tuổi thọ lâu dài, ít bị hư hỏng, và mang lại cảm giác vững chắc trong quá trình sử dụng. Những trải nghiệm cá nhân tích cực này càng củng cố niềm tin vào độ bền của gỗ nguyên khối.
- Thiếu thông tin
Một phần lý do khiến khách hàng nghĩ như vậy cũng một phần là do thiếu thông tin về các tiến bộ trong công nghệ sản xuất nội thất hiện đại. Nhiều khách hàng chưa nhận thức được rằng bàn chân sắt mặt gỗ hiện nay cũng có thể được sản xuất với chất liệu cao cấp và quy trình gia công chất lượng, đảm bảo độ bền không thua kém gì bàn gỗ nguyên khối. Thêm vào đó, sự thiếu tin tưởng có thể làm giảm sự hấp dẫn của bàn chân sắt mặt gỗ, đặc biệt khi khách hàng không được tư vấn rõ ràng và đầy đủ.
- Ảnh hưởng từ truyền thông và quảng cáo
Quảng cáo và truyền thông thường nhấn mạnh vào độ bền và sự sang trọng của gỗ nguyên khối, làm cho khách hàng dễ dàng bị ảnh hưởng và tin rằng gỗ nguyên khối là lựa chọn tối ưu nhất. Các chiến dịch quảng cáo này ít khi đề cập đến các ưu điểm của bàn chân sắt mặt gỗ, dẫn đến sự hiểu lầm về chất lượng của loại bàn này.
Vào thời điểm bàn chân sắt mặt gỗ mới xuất hiện, quan niệm này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán hàng của nhà cung cấp nội thất. Khi phần lớn khách hàng tin rằng chỉ có bàn gỗ nguyên khối mới đáng mua, họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để sở hữu sản phẩm này, dẫn đến việc bàn chân sắt mặt gỗ bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ đã trở nên phổ biến hơn nhờ thiết kế hiện đại, kiểu dáng đa dạng và giá cả phải chăng. Công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến đã cải thiện đáng kể chất lượng và độ bền của dòng sản phẩm này, khiến chúng trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều giám đốc, lãnh đạo hiện đại.
Tìm Hiểu Chung Về Bàn Giám Đốc Chân Sắt Mặt Gỗ
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ là loại bàn làm việc dành cho nhà lãnh đạo được thiết kế kết hợp giữa chân sắt và mặt bàn làm bằng gỗ, thường là gỗ công nghiệp hoặc gỗ ép. Chân sắt có thiết kế đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Mặt gỗ được xử lý kỹ lưỡng để chống trầy xước và mối mọt. Mặt gỗ có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
Đặc Điểm
Chân sắt:
- Đặc điểm: Chân sắt của bàn giám đốc thường có thiết kế thanh thoát, hiện đại, tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc. Chân sắt có thể được thiết kế dạng chân chữ U, chân chữ X, hoặc chân hình hộp, tùy vào yêu cầu thẩm mỹ và công năng.
- Công nghệ sơn tĩnh điện: Chân sắt được sơn tĩnh điện để chống gỉ sét và tăng cường độ bền. Công nghệ này cũng giúp chân sắt giữ được màu sắc bền lâu và dễ dàng vệ sinh.
- Độ bền: Với chất liệu sắt và công nghệ sơn tĩnh điện, chân bàn có thể chịu được tải trọng lớn và không bị biến dạng theo thời gian. Điều này giúp bàn luôn ổn định và bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng.
Mặt gỗ:
Mặt bàn thường được làm từ gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, hoặc gỗ ép, có độ bền cao và khả năng chống mối mọt tốt. Gỗ công nghiệp còn được phủ một lớp Melamine, Laminate hoặc Veneer để vừa gia tăng tính thẩm mỹ vừa chống cong vênh, chống trầy xước, chống mối mọt, chống ẩm mốc.
Ưu Điểm
- Thiết kế hiện đại, trẻ trung
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ thường có thiết kế hiện đại, trẻ trung, phù hợp với nhiều không gian văn phòng. Các đường nét thanh thoát và màu sắc đa dạng của bàn giúp tạo nên một môi trường làm việc năng động và sáng tạo.
- Giá thành hợp lý
So với bàn gỗ nguyên khối, bàn chân sắt mặt gỗ có giá thành hợp lý hơn. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn có được sản phẩm chất lượng và có tính thẩm mỹ cao.
- Đa dạng mẫu mã và kiểu dáng
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ có nhiều mẫu mã và kiểu dáng đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ cổ điển đến hiện đại. Sự đa dạng này giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với không gian và phong cách của văn phòng.
- Dễ dàng lắp đặt và di chuyển
Bàn chân sắt mặt gỗ có thiết kế module, dễ dàng lắp đặt và di chuyển. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần thay đổi bố cục văn phòng hoặc di dời đến không gian mới.
Như vậy, nếu như bàn gỗ nguyên khối toàn bộ đều là gỗ phủ kín, đem lại cảm giác bề thế, sang trọng thì bàn chân sắt mặt gỗ đem lại cảm giác thanh thoát, hiện đại và thời thượng hơn. Cả 2 mẫu bàn này đều có vẻ đẹp riêng biệt, do đó thay vì tranh cãi rằng mẫu bàn nào tốt hơn, hãy nghĩ rằng các nhà lãnh đạo đã có thêm sự lựa chọn cho nội thất không gian làm việc của mình.
So Sánh Độ Bền Của Bàn Giám Đốc Chân Sắt Mặt Gỗ Và Bàn Gỗ Nguyên Khối
Độ bền vật liệu
Bàn chân sắt mặt gỗ
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ nổi bật với khả năng chịu lực tốt, nhờ vào cấu trúc chân sắt vững chắc và được gia công bằng công nghệ hiện đại. Chân sắt thường được làm từ thép hoặc sắt cao cấp, sau đó được sơn tĩnh điện nhiều lớp để chống gỉ sét, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Sự vững chắc của chân sắt cho phép bàn chịu được trọng lực lớn mà không bị biến dạng.
Lợi thế của bàn chân sắt mặt gỗ là khả năng chống cong vênh vượt trội. Mặt bàn gỗ công nghiệp được xử lý kỹ lưỡng, thường được phủ lớp Melamine, Laminate hoặc Veneer, giúp bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và tác động môi trường. Điều này giúp cho mặt bàn luôn phẳng, đẹp và không bị biến dạng theo thời gian. Thiết kế chắc chắn của chân sắt cũng góp phần giữ cho mặt bàn ổn định, không bị lắc lư hay xô lệch, đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi sử dụng.
Khả năng chống mối mọt của bàn chân sắt mặt gỗ cũng là một điểm mạnh đáng chú ý. Gỗ công nghiệp thường được xử lý chống mối mọt và nấm mốc trước khi đưa ra thị trường, nhờ đó tăng cường độ bền bỉ và giảm thiểu chi phí bảo trì. Các lớp gỗ được ép chặt với keo chuyên dụng và phủ lớp bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của mối mọt và kéo dài tuổi thọ của bàn. Điều này giúp cho loại bàn này trở thành một lựa chọn an toàn và bền bỉ cho các văn phòng hiện đại.
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối
Độ bền của bàn giám đốc gỗ nguyên khối phụ thuộc nhiều vào loại gỗ được sử dụng. Các loại gỗ cứng như gỗ lim, gỗ gụ, gỗ sồi có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và ít bị cong vênh, là lựa chọn phổ biến trong các văn phòng cao cấp. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng có chất lượng như vậy. Các loại gỗ mềm như gỗ thông, gỗ tần bì dễ bị trầy xước và cong vênh theo thời gian, đặc biệt dưới tác động của trọng lượng lớn hoặc sử dụng không đúng cách. Sự khác biệt về chất lượng gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tuổi thọ của bàn.
Mặc dù gỗ nguyên khối có thể mang lại vẻ đẹp tự nhiên và cảm giác vững chắc, nó cũng dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường như độ ẩm và nhiệt độ. Khi độ ẩm thay đổi, gỗ có thể co lại hoặc nở ra, dẫn đến tình trạng cong vênh hoặc nứt nẻ. Điều này đặc biệt đúng ở những nơi có khí hậu ẩm ướt hoặc thay đổi mạnh mẽ theo mùa. Để duy trì độ bền và tính thẩm mỹ cao, bàn gỗ nguyên khối cần được vệ sinh định kỳ và bảo dưỡng cẩn thận.
Một thách thức lớn đối với bàn gỗ nguyên khối là mối mọt. Nếu không được xử lý đúng cách, gỗ nguyên khối dễ bị mối mọt tấn công, làm giảm tuổi thọ và độ bền của bàn. Các loại gỗ không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ dễ dàng bị tổn thương bởi các loại côn trùng và nấm mốc, đòi hỏi phải có biện pháp vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Điều này có thể làm tăng chi phí sử dụng và bảo trì bàn gỗ nguyên khối so với các loại bàn khác.
Việc so sánh độ bền của bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ và bàn gỗ nguyên khối cho thấy mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Khách hàng thường lo ngại chân sắt sẽ sớm bị gỉ sét, bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. Nhưng công nghệ hiện đại đã xóa tan những lo lắng này. Với lớp sơn tĩnh điện nhiều lớp bền chắc giúp bảo vệ chân bàn khỏi tình trạng đó.
Khả năng chịu trọng lượng
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ có khả năng chịu trọng lượng tốt nhờ vào cấu trúc khung sắt chắc chắn. Chân sắt được thiết kế để chịu lực cao, giúp phân phối trọng lực đều khắp bề mặt bàn. Điều này làm cho bàn không chỉ chịu được trọng lượng của các thiết bị nặng như máy tính, máy in, mà còn ổn định khi đặt nhiều vật dụng khác nhau. Thậm chí khi sử dụng lâu dài, khung sắt vẫn giữ được độ ổn định, không bị biến dạng hay yếu đi theo thời gian. Đây là một lợi thế lớn trong môi trường văn phòng hiện đại.
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối cũng có khả năng chịu trọng lượng rất tốt, đặc biệt là khi sử dụng các loại gỗ cứng như gỗ lim, gỗ gụ, hay gỗ sồi. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của bàn gỗ nguyên khối phụ thuộc nhiều vào loại gỗ và cách gia công. Gỗ nguyên khối có thể chịu lực tốt nhưng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường như độ ẩm và nhiệt độ. Những thay đổi về môi trường có thể gây ra hiện tượng co ngót hoặc giãn nở, làm ảnh hưởng đến tính ổn định của bàn. Điều này có thể dẫn đến việc bàn bị cong vênh hoặc nứt nẻ, làm giảm khả năng chịu trọng lượng theo thời gian. Tuy nhiên với những mẫu bàn gỗ nguyên khối chất lượng cao với các mối nối chắc chắn và thiết kế vững chãi sẽ giúp tăng cường khả năng chịu lực và duy trì độ ổn định trong suốt thời gian dài.
Như vậy cả bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ và bàn gỗ nguyên khối đều có khả năng chịu trọng lượng tốt, dĩ nhiên đặt trong trường hợp đó là những sản phẩm chất lượng. Nếu bạn mua phải những sản phẩm chất lượng thấp hay mua từ cũ từ các cửa hàng thanh lý, khả năng chịu trọng lượng của chúng chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể.
Chi phí bảo trì
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ thường có chi phí bảo trì thấp hơn so với bàn gỗ nguyên khối. Lý do là bởi các thành phần của bàn chân sắt mặt gỗ, bao gồm khung sắt và mặt gỗ, dễ dàng thay thế và sửa chữa. Nếu một phần của bàn bị hư hỏng, bạn có thể thay thế riêng từng bộ phận mà không cần phải thay cả bàn. Chân sắt, với lớp sơn tĩnh điện chống gỉ, chỉ cần lau chùi định kỳ để giữ cho bề mặt luôn mới. Mặt gỗ công nghiệp thường được phủ lớp chống trầy xước và chống thấm nước, nên cũng rất dễ dàng trong việc lau chùi và bảo dưỡng hàng ngày.
Thêm vào đó, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, việc sửa chữa bàn chân sắt mặt gỗ thường đơn giản hơn bàn gỗ nguyên khối. Các bộ phận như khung sắt, chân bàn và mặt bàn có thể được thay thế hoặc sửa chữa mà không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm các nguyên liệu gốc như với bàn gỗ nguyên khối. Điều này giúp giảm chi phí và thời gian bảo trì, làm cho bàn chân sắt mặt gỗ trở thành lựa chọn kinh tế và tiện lợi hơn.
Tuy nhiên các mẫu bàn với phần khung chân cách điệu đặc biệt hơn, bạn có thể phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc chế tạo. Thông thường trong môi trường làm việc của lãnh đạo, ít xảy ra các va chạm quá mạnh đến nỗi làm hư hỏng nặng phần chân sắt của bàn. Nên nhìn chung chi phí bảo trì của bàn chân sắt mặt gỗ vẫn thấp hơn so với bàn gỗ nguyên khối.
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối có chi phí bảo trì cao hơn. Gỗ nguyên khối dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như độ ẩm và nhiệt độ, dẫn đến tình trạng co ngót, nứt nẻ hoặc cong vênh. Khi bàn gỗ nguyên khối bị hư hỏng, việc sửa chữa thường phức tạp và tốn kém hơn. Các vết nứt hoặc hư hỏng bề mặt nhẹ có thể được khắc phục bằng các mẹo thường thấy. Tuy nhiên với các trường hợp nặng không thể sửa chữa đơn giản mà đôi khi cần phải thay thế toàn bộ phần gỗ bị hư hỏng hoặc sử dụng các biện pháp sửa chữa chuyên nghiệp chắc chắn sẽ khá tốn kém.
Việc bảo dưỡng bàn gỗ nguyên khối cũng đòi hỏi phải sử dụng các sản phẩm chăm sóc đặc biệt để giữ cho gỗ luôn trong tình trạng tốt nhất. Bàn cần được lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch chuyên dụng và cần tránh tiếp xúc với nước hoặc các chất lỏng có thể gây hại cho gỗ. Chi phí cho các sản phẩm bảo dưỡng và dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp có thể khá cao, làm tăng tổng chi phí sử dụng bàn gỗ nguyên khối.
Tuổi Thọ
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ:
Bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ, nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách, có thể có tuổi thọ từ 10 năm đến 15 năm.
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối:
Bàn giám đốc gỗ nguyên khối, đặc biệt là các loại gỗ cứng như gỗ lim, gỗ gụ, và gỗ sồi, có thể có tuổi thọ từ 15 năm đến 20 năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách.
Như vậy, sự chênh lệch về tuổi thọ không quá lớn, và lựa chọn cuối cùng nên dựa trên nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và phong cách thiết kế văn phòng mong muốn.
Minh Chứng Thực Tế
Phản hồi từ người dùng
Để đánh giá về độ bền và tính năng của bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ, không gì thuyết phục hơn bằng những phản hồi thực tế từ khách hàng. Nhiều khách hàng đã sử dụng bàn chân sắt mặt gỗ đã bày tỏ sự hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Anh N.Q.K – giám đốc điều hành từ một công ty công nghệ lớn tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “3 năm trước khi mua sắm nội thất, chúng tôi cũng phân vân không biết nên mua bàn chân sắt mặt gỗ hay bàn gỗ nguyên khối. Ngày đó công ty mới thành lập, ngân sách còn hạn chế, chúng tôi đã quyết định lựa chọn bàn chân sắt mặt gỗ. Ấy vậy mà bây giờ bàn vẫn như mới, không hề có dấu hiệu bong tróc hay han gỉ. “
Chị N.T.T.H – giám đốc tài chính của một tập đoàn thương mại tại TP.HCM chia sẻ: “Riêng cá nhân chị lại thấy mẫu bàn này nhìn rất hiện đại, thời thượng, nhìn vào không có cảm giác nặng nề. Hơn nữa, khung chân sắt rất bền chắc, mặt gỗ được phủ Veneer chống trầy xước rất tốt, chống cong vênh, chống mối mọt, phù hợp với công việc hàng ngày.”
Những phản hồi tích cực như vậy chứng minh rằng bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của người sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn, khách hàng cũng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín để tránh gặp phải tình trạng như dưới đây.
Anh H.V.T – trưởng phòng kế toán tại tập đoàn may mặc có tiếng chia sẻ “Khi tôi quyết định trang bị bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ cho văn phòng của mình, thay vì mua bàn mới, tôi đã lựa chọn một mẫu bàn cũ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tôi đã phát hiện mặt gỗ bắt đầu có dấu hiệu trầy xước sau khi một vài tháng sử dụng. Điều này đã khiến tôi nhận ra rằng không phải mọi bàn chân sắt mặt gỗ đều có chất lượng tốt như nhau. Việc chọn mua từ những đơn vị uy tín, có thương hiệu là vô cùng cần thiết để bạn có thể sở hữu được sản phẩm chất lượng”
Chứng Nhận Chất Lượng
Các mẫu bàn chân sắt mặt gỗ cao cấp, chất lượng đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, được kiểm định và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín. Không lấy ví dụ đâu xa, ngay tại Nội thất văn phòng cao cấp MyChair, các mẫu bàn chân sắt mặt gỗ đều phải trải qua quy trình kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt trước khi xuất khỏi nhà máy, đạt chứng nhận ISO 9001 về quản lý chất lượng, chứng nhận EN về an toàn và độ bền, cùng với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Những chứng nhận này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn khẳng định cam kết của nhà sản xuất trong việc cung cấp các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.
Đương nhiên, bàn chân sắt mặt gỗ cũng có nhiều loại với các chất lượng khác nhau. Do đó, khi chọn mua, bạn có thể yêu cầu nhân viên tư vấn cung cấp các minh chứng về chất lượng để có thể an tâm hơn khi sở hữu.
Như vậy thông những phân tích trên đây, có thể thấy rằng bàn giám đốc chân sắt mặt gỗ đã chứng minh được độ bền không thua kém gì các mẫu bàn gỗ nguyên khối, hơn nữa còn có trọng lượng nhẹ hơn, thiết kế đa dạng hơn, kiểu dáng thời thượng, giá thành phải chăng hơn. Mặc dù ban đầu có sự đối lập về quan điểm, sản phẩm này vẫn khẳng định được vị thế của mình nhờ vào tiến bộ trong công nghệ sản xuất. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn khách quan hơn.
Tuy nhiên, độ bền của bất kỳ sản phẩm nào cũng phụ thuộc vào chất liệu, quy trình sản xuất, kỹ thuật chế tác,… do đó, chúng tôi khuyến khích quý khách hàng nên thực sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng trước khi chọn mua. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và phong cách của bạn.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0942 90 2468
- Email: info@mychair.vn
- Website: https://mychair.vn/
- Showroom TP. HCM: Số 345 – 347 Trần Phú, Phường 8, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
- Showroom HN: Tầng 1 – Toà nhà CT4 Vimeco, Đường Tú Mỡ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Showroom Đà Nẵng: Số 56 Lê Đình Dương, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng