Tin tức

Quản trị cảm xúc là gì? 5 phương pháp quản trị cảm xúc hiệu quả

Quản trị cảm xúc là gì? 5 phương pháp quản trị cảm xúc hiệu quả

Chủ động rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc là chìa khóa giúp bạn vượt qua khủng hoảng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết này MyChair sẽ cung cấp cho bạn 10 kỹ năng thiết yếu để quản trị tốt cảm xúc, giúp bạn thấu hiểu bản thân và cải thiện các mối quan hệ.

Quản trị cảm xúc là gì?

Quản trị cảm xúc là gì

Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức, hiểu rõ và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả. Đây là kỹ năng thiết yếu giúp con người làm chủ bản thân, đưa ra quyết định sáng suốt hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Quản lý cảm xúc không chỉ đơn giản là kiềm chế cảm xúc tiêu cực, mà còn là khả năng phát triển và duy trì những cảm xúc tích cực.

Tầm quan trọng của việc quản trị cảm xúc

Trong cuộc sống hàng ngày

Tầm quan trọng của việc quản trị cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày

  • Hành xử đúng mực

Khi bạn nhận thức được cảm xúc của chính mình và hiểu cách quản trị cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động, bạn đã đặt nền móng cho sự tự tin và thành công trong cuộc sống.

  • Sống hạnh phúc hơn

Bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi bốc đồng, quản lý cảm xúc của mình theo hướng tích cực và chủ động. Điều này giúp bạn thích ứng linh hoạt trước những thay đổi trong cuộc sống.

  • Phát triển các mối quan hệ tốt hơn

Quản lý cảm xúc tốt là một yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và cuộc sống.

Trong công việc

Tầm quan trọng của việc quản trị cảm xúc trong công việc

  • Hạn chế xung đột

Những người không thể kiểm soát được cảm xúc thường có “cái tôi” cá nhân rất cao, dẫn đến khả năng phản ứng thiếu chính xác và dựa vào cảm xúc cá nhân để đưa ra quyết định. Do đó, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là vô cùng quan trọng để mỗi người có thể tự tin và bình tĩnh hiểu rõ bản thân trước khi để cảm xúc chi phối hoàn toàn.

  • Duy trì các mối quan hệ tốt hơn

Những cảm xúc như đố kỵ, ghen ghét, tranh chấp, giận dữ và lời nói thiếu kiểm soát có thể làm tổn thương người khác và hủy hoại mối quan hệ một cách nhanh chóng. Chính vì lẽ đó, bạn cần học cách quản lý cảm xúc để giữ được các mối quan hệ lành mạnh.

  • Thể hiện tính chuyên nghiệp

Việc thể hiện cảm xúc một cách thái quá có thể khiến bạn mất điểm trong mắt người khác, đặc biệt là cấp trên. Họ sẽ đánh giá thấp khả năng làm chủ bản thân và sự chuyên nghiệp của bạn. Vì vậy, kiểm soát được cảm xúc sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc và giao tiếp.

  • Không bị lợi dụng điểm yếu

Khi bạn dễ nổi nóng, bạn sẽ tạo ấn tượng tiêu cực trong mắt cấp trên, đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Cơn nóng giận có thể dẫn đến những lời nói và hành động thiếu kiểm soát, gây tổn thương người khác và ảnh hưởng đến mối quan hệ. Từ đó bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội tốt trong công việc và cuộc sống.

Hậu quả của việc không quản trị được cảm xúc

Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Cảm xúc tiêu cực chi phối có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần như stress, lo âu, trầm cảm.
  • Thường xuyên lo lắng, tức giận, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, hormone này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
  • Căng thẳng, tức giận có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ảnh hưởng đến công việc và học tập

  • Không kiểm soát được cảm xúc, bạn sẽ khó tập trung, giảm năng suất làm việc và học tập.
  • Để cảm xúc lấn át có thể khiến bạn nói ra những lời làm tổn thương người khác, dẫn đến mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
  • Khi bạn không kiểm soát được cảm xúc, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội tốt trong công việc và học tập.

Ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân

  • Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn bã, tức giận, thất vọng, lo lắng, ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân.
  • Việc để cảm xúc chi phối có thể khiến bạn làm tổn thương người khác, dẫn đến mất đi các mối quan hệ quan trọng.

Phân loại cảm xúc

Cảm xúc tích cực

Cảm xúc tích cực

Cảm xúc tích cực là phản ứng tích cực của chúng ta đối với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Những cảm xúc tích cực thường mang lại sự thỏa mãn, niềm vui, hạnh phúc, niềm lạc quan và sự thích thú cho chúng ta.

Khi bạn có những cảm xúc tích cực, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone như dopamine, endorphin, serotonin và oxytocin khiến cho bạn cảm thấy hưng phấn, hạnh phúc, giảm căng thẳng và lo âu, và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Ngoài ra, nó còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Bên cạnh đó bạn sẽ có nhiều động lực để làm việc hơn, và tăng hiệu quả làm việc hơn.

Cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tích cực

Cảm xúc tiêu cực là những trạng thái cảm xúc khiến con người cảm thấy khó chịu như buồn bã, thất vọng, chán nản, bi quan, ghen tỵ, tức giận, hoặc sợ hãi. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn mà còn có thể gây trở ngại đến công việc, cuộc sống hàng ngày và ngăn chặn bạn trong việc đạt được và hoàn thành mục tiêu của mình.

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là một trạng thái trong đó cảm xúc của con người không ổn định, một lúc họ có thể hưng phấn và vui vẻ nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang tức giận, ức chế hoặc buồn bã. Đây được xem là một loại rối loạn tâm thần, những người bị rối loạn cảm xúc cần có sự hỗ trợ và điều trị từ các chuyên gia tâm lý, nhằm giúp khôi phục cuộc sống của họ trở lại trạng thái cân bằng.

4 kỹ năng quản lý cảm xúc giúp bạn thành công

Nhận thức cảm xúc

Nhận thức cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu và có ý thức về cảm xúc của bản thân. Nó bao gồm khả năng nhận ra các trạng thái cảm xúc mà bạn đang trải qua, hiểu nguyên nhân và ngữ cảnh xung quanh cảm xúc đó. Nhận thức được cảm xúc giúp bạn có khả năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc một cách tỉnh táo.

Bạn có khả năng nhận ra và nhận biết các trạng thái cảm xúc cụ thể mà bạn đang trải qua, chẳng hạn như vui mừng, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng và nhiều hơn nữa. Bạn nhận ra những biểu hiện cơ thể, suy nghĩ và cảm nhận tâm lý liên quan đến cảm xúc đó.

Kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là khả năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc của chúng ta một cách tỉnh táo và hiệu quả. Nó bao gồm khả năng nhận biết, chấp nhận và xử lý các cảm xúc một cách khéo léo, đồng thời tránh những phản ứng quá mức hoặc không phù hợp trong các tình huống khác nhau.

Kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là kiềm chế hoàn toàn hoặc từ chối cảm xúc. Thay vào đó, nó đề cao sự nhận thức về cảm xúc và khả năng quản lý chúng một cách tích cực và có hiệu quả.

Bộc lộ cảm xúc

Bộc lộ cảm xúc là hành vi hay phản ứng tương tự mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài để biểu đạt và truyền đạt cảm xúc của mình cho người khác. Khi chúng ta bộc lộ cảm xúc, chúng ta có thể thể hiện qua nhiều cách khác nhau như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và ngôn từ.

Bộc lộ cảm xúc có thể bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Ví dụ, khi chúng ta vui mừng, có thể cười, nhảy nhót hoặc bắt tay người khác. Khi chúng ta tức giận, có thể thể hiện qua cử chỉ nổi giận, hùng hổ hoặc lời lẽ gay gắt. Ngoài ra, bộc lộ cảm xúc cũng có thể bao gồm khóc, sợ hãi, ngạc nhiên, hạnh phúc, buồn bã và nhiều trạng thái cảm xúc khác.

Thấu hiểu cảm xúc

Thấu hiểu cảm xúc không chỉ đơn thuần là nhận biết cảm xúc bên ngoài, mà còn là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, cảm nhận và hiểu được lý do tại sao họ có những cảm xúc đó. Điều này bao gồm việc nhìn nhận các biểu hiện không ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, giọng điệu, cử chỉ và ngôn từ để đánh giá cảm xúc của người khác.

Thấu hiểu cảm xúc rất quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội. Nó giúp chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ, đồng cảm và sự đồng lòng trong quan hệ với người khác. Bằng cách thấu hiểu cảm xúc của người khác, chúng ta có thể phản ứng một cách thích hợp và tử tế, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhau.

Bật mí 5 phương pháp quản trị cảm xúc hiệu quả

Viết nhật ký thường xuyên

Quản trị cảm xúc bằng cách viết nhật ký

Việc viết nhật ký giúp bạn ghi chép lại những sự kiện và cảm xúc trong ngày. Viết ra những cảm xúc tiêu cực giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về những điều khiến bạn bực bội, lo lắng, hay buồn bã. Từ đó có thời gian để suy ngẫm và hiểu rõ hơn về bản thân. Khi thường xuyên ghi chép nhật ký, bạn sẽ nhận ra những yếu tố thường xuyên kích hoạt cảm xúc tiêu cực, từ đó có thể chủ động phòng tránh hoặc tìm cách giải quyết phù hợp.

Hít thở sâu

Quản trị cảm xúc bằng cách hít thở sâu

Hít thở sâu là một kỹ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giúp bạn kiểm soát cảm xúc, đặc biệt khi bạn đang trải qua những cảm xúc mãnh liệt như tức giận. Khi hít thở sâu, bạn chỉ tập trung vào hơi thở, từ đó giảm bớt sự chú ý vào những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn trước khi hành động.

Ngồi thiền

Quản trị cảm xúc bằng cách ngồi thiền

Đối với những người muốn đối phó với những cảm xúc tiêu cực từ sâu bên trong, một phương pháp có thể được áp dụng là thiền định. Ngồi thiền trong một không gian yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, sẽ giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi trải nghiệm và cảm giác của chính bản thân. Thiền định giúp bạn học cách sống và đối phó, điều chỉnh cảm xúc mà không cần phải cố gắng ép buộc chúng biến mất.

Tạo cho bản thân không gian riêng

Quản trị cảm xúc bằng cách đi du lịch

Mỗi người cần tạo ra không gian riêng cho bản thân để phát triển được kỹ năng quản lý cảm xúc. Bạn nên chủ động tránh xa những không gian dễ gây cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh cảm xúc. Bạn có thể quản lý cảm xúc của mình trong những không gian riêng biệt như đi bộ, xem phim hài, đọc sách, nghe nhạc yêu thích hoặc trò chuyện với những người bạn thân thiết.

Định vị cảm xúc

Định vị cảm xúc giúp bản thân nóng nảy hay tức giận

Kỹ năng định vị cảm xúc cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý cảm xúc. Việc nhận biết và định vị cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn giảm bớt sự nóng nảy, tức giận… đối với những điều mà bạn không thích hoặc không mong muốn, từ đó giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn và đưa ra phương án đối phó phù hợp hơn.

Biểu hiện của những người có kỹ năng quản lý cảm xúc

Biểu hiển của người có kỹ năng quản lý cảm xúc

  • Hành động thay vì nói: Họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì chỉ trích hay phàn nàn.
  • Luôn hướng đến mục tiêu cuối cùng: Họ không để cảm xúc nhất thời ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra.
  • Không nóng giận vô cớ: Họ giữ bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo trước khi phản ứng.
  • Thường xuyên kiểm điểm bản thân: Họ rút ra bài học từ những sai lầm và không ngừng hoàn thiện bản thân.
  • Giữ liên lạc trong các mối quan hệ: Họ biết cách lắng nghe, thấu hiểu và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
  • Giữ được sự điềm tĩnh trong những tình huống khó khăn: Họ không để cảm xúc chi phối

Như vậy, Nội thất văn phòng MyChair đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin cơ bản nhất về quản trị quản trị cảm xúc cũng như các phương pháp quản trị cảm xúc hiệu quả. Hy vọng trên đây là những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.