Tin tức

Thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách cho doanh nghiệp

Thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách cho doanh nghiệp

Thị trường ngách mang đến một cơ hội mới và tiềm năng lớn cho doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Thay vì cạnh tranh với hàng ngàn đối thủ, doanh nghiệp có thể tập trung vào một phân khúc nhỏ, đáp ứng nhu cầu đặc thù của khách hàng. Vậy thị trường ngách là gì? Cách xác định trường ngách cho doanh nghiệp như nào? Tham gia vào thị trường này cần lưu ý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách (Niche Market) là một phân khúc nhỏ của thị trường lớn hơn, tập trung vào một nhóm khách hàng có nhu cầu cụ thể và riêng biệt. Nhóm khách hàng này có thể được phân biệt bởi sở thích, hành vi, nhân khẩu học,… khác biệt so với phần còn lại của thị trường.

Ví dụ:

  • Thị trường ngách lĩnh vực thời trang: Thời trang cho người cao tuổi, thời trang cho bà bầu, thời trang cho người ngoại cỡ.
  • Thị trường ngách lĩnh vực thực phẩm: Thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chay, thực phẩm dành cho người ăn kiêng.

Thị trường ngách là gì

Đặc điểm của thị trường ngách

  • Quy mô

Thị trường ngách thường có quy mô nhỏ hơn so với thị trường lớn và tập trung vào một phân đoạn nhỏ của thị trường tổng thể. Tiềm năng phát triển của thị trường ngách phụ thuộc vào sự phát triển của lĩnh vực hoặc nhóm khách hàng mà nó hướng đến. Nếu có sự gia tăng nhu cầu và sự tăng trưởng trong lĩnh vực đó, thị trường ngách có thể có tiềm năng phát triển tốt.

  • Cạnh tranh

Thị trường ngách thường ít cạnh tranh hơn so với thị trường lớn. Vì quy mô nhỏ hơn và tập trung vào mục tiêu hẹp hơn, có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

  • Khách hàng

Thị trường ngách hướng đến một nhóm khách hàng đặc biệt và cụ thể. Vì vậy, khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao hơn và có khả năng trung thành hơn với các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, sản phẩm hoặc dịch vụ ở thị trường ngách không đa dạng như ở thị trường chung.

  • Marketing

Tiếp cận thị trường ngách có thể dễ dàng hơn so với thị trường lớn vì có mục tiêu cụ thể và phạm vị không lớn.

  • Lợi nhuận

Thị trường ngách có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn nếu có nhu cầu ổn định. Tuy nhiên, do phạm vi nhỏ, lợi nhuận từ thị trường ngách có thể bị hạn chế so với thị trường lớn. Ngoài ra, thị trường ngách cũng có thể mang lại một số rủi ro do sự phụ thuộc vào một số ít khách hàng hoặc lĩnh vực cụ thể. Do đó, doanh nghiệp cũng cần phải nguyên cứu kỹ lưỡng và nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện để đánh giá có nên đầu tư hay không.

Lợi ích của thị trường ngách

Lợi ích của thị trường ngách

  • Xây dựng sự trung thành với thương hiệu

Doanh nghiệp sẽ tiếp xúc với nhóm mục tiêu nhỏ lẻ khi tiếp cận với thị trường ngách. Chính điều này, doanh nghiệp có thể tập trung vào chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

  • Cắt giảm chi phí cho các chương trình khuyến mại, tiếp thị

Bạn có thể dễ dàng xác định nhu cầu và mong muốn cụ thể của khách hàng, giúp bạn đưa ra các chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp, tạo ra sự tương tác và chuyển đổi cao hơn. Ngoài ra, tập trung vào thị trường ngách còn giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị và quảng cáo, vì bạn chỉ cần đưa ra thông điệp đúng đối tượng mục tiêu mà không cần tiếp cận toàn bộ thị trường rộng lớn.

  • Tăng doanh thu bán hàng

Khi doanh nghiệp cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo mà không có nơi nào khác cung cấp. Khách hàng nhận thấy rằng bạn có một giá trị độc đáo và khác biệt, họ có xu hướng sẵn lòng trả mức giá cao hơn cho các dịch vụ đặc biệt đó.

  • Nâng cao kiến thức chuyên môn

Bạn cung cấp một sản phẩm chuyên biệt cho một thị trường ngách, nghĩa là bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó. Như vậy, khách hàng tín nhiệm và trung thành với sản phẩm của bạn hơn, vì họ nhận thấy rằng bạn có kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực của mình. Điều này giúp bạn xây dựng một danh tiếng và trở thành lựa chọn hàng đầu trong mắt khách hàng.

  • Ít cạnh tranh hơn

Việc phục vụ một nhóm khách hàng chọn lọc giúp bạn tạo ra sự khác biệt so với các công ty khác đang nhắm đến thị trường đại chúng và tỉ lệ cạnh tranh ít hơn.

  • Tăng sự nhận diện của thương hiệu

Thị trường ngách cho phép doanh nghiệp tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và xây dựng một vị thế mạnh mẽ trong lĩnh vực đó. Khi khách hàng nhận ra và nhớ đến thương hiệu, doanh nghiệp có thể tăng sự hiện diện của mình và xác định chỗ đứng trên thị trường.

Thị trường ngách ít cạnh tranh hơn

Cách xác định thị trường ngách cho doanh nghiệp

Xác định điểm nổi bật của sản phẩm và doanh nghiệp

Trước khi xác định thị trường ngách tiềm năng, doanh nghiệp cần xác định lại những ưu điểm và nhược điểm của mình và sản phẩm. Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra những nhu cầu của khách hàng mục tiêu thông qua các các công cụ tìm kiếm. Từ đó, bạn xác nhận được những lợi thế về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xác định điểm nổi bật của sản phẩm và doanh nghiệp

Tìm và xác định được thị trường ngách phù hợp

Doanh nghiệp có thể dựa trên 2 phương pháp sau để tìm kiếm và xác định thị trường ngách:

  • Xác định trên Google Trends và Researches

Để định vị thương hiệu và tạo ra thị trường ngách riêng cho mình, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật thông tin về các thay đổi trong ngành và theo dõi đối thủ cạnh tranh qua Google Trends và Researches. Một số yếu tố về sản phẩm mà khách hàng quan tâm: giá cả, chất lượng sản phẩm, độ phổ biến của doanh nghiệp, các chương trình ưu đãi. Dựa vào đó mà doanh nghiệp định vị thương hiệu và tạo thị trường ngách.

  • Xác định trên sàn thương mại điện tử

Các sàn TMĐT thường cung cấp các công cụ nghiên cứu thị trường, bảng xếp hạng sản phẩm, đánh giá và nhận xét từ người dùng. Điều này giúp bạn phân tích thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bằng cách tìm kiếm xu hướng tiêu dùng của khách hàng trên các sàn TMĐT, bạn có thể nhận biết được những thị trường ngách tiềm năng và lên ý tưởng kinh doanh phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm nổi bật, những nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc những lỗ hổng trong thị trường. Từ đó, bạn có thể phát triển ý tưởng kinh doanh và tận dụng cơ hội trong thời gian ngắn.

Tìm và xác định được thị trường ngách thích hợp

Sử dụng bản đồ tư duy để phân tích thị trường ngách

Bản đồ tư duy là một công cụ mạnh mẽ để khám phá và tổ chức ý tưởng trong quá trình tạo ra các hướng đi kinh doanh. Bản đồ tư duy sử dụng sơ đồ và liên kết để biểu diễn các ý tưởng, thông tin và mối quan hệ giữa chúng.

Xây dựng bản đồ tư duy giúp bạn kích thích trí tưởng tượng và tạo ra các ý tưởng mới. Bằng cách sắp xếp và kết nối các ý tưởng một cách hợp lý trên bản đồ tư duy, bạn có thể thấy được các mối quan hệ, tương tác và khả năng phát triển của ý tưởng kinh doanh.

Sử dụng bản đồ tư duy để phân tích thị trường ngách

>> Xem thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo nhất

Nghiên cứu các từ khóa

Để khám phá được thị trường ngách, bạn có thể xây dựng bảng từ khóa cụ thể, yêu cầu doanh nghiệp đưa ra những Primary Key cụ thể để dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của người dùng và xác định được thị trường ngách. Quá trình này vô cùng quan trọng, phục vụ cho những yêu cầu về đối thủ cạnh tranh, giá cả thị trường, phân tích chiến lược tiếp thị, khách hàng mục tiêu.

Nghiên cứu từ khóa để xác định thị trường ngách

Thực hiện chiến lược marketing cho thị trường ngách

Sau khi xác định được thị trường ngách, doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận thị trường này? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn và cũng là rào của thành công. Mỗi thị trường ngách yêu cầu những chiến lược tiếp thị thông minh hướng tới được đối tượng khách hàng xác định được gọi là tiếp thị ngách (Niche Marketing).

Để tiếp thị ngách hiệu quả, doanh nghiệp cần:

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu:

  • Nghiên cứu nhu cầu, sở thích, hành vi của khách hàng trong thị trường ngách
  • Xác định các kênh thông tin mà khách hàng trong thị trường này thường sử dụng.

Tạo thông điệp phù hợp

  • Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và thu hút đối tượng mục tiêu.

Lựa chọn kênh marketing phù hợp

  • Tận dụng các kênh online như mạng xã hội, website, email marketing.
  • Tham gia các hội nhóm, diễn đàn, trong đó có tập trung khách hàng của thị trường ngách.

Tạo dựng uy tín và thương hiệu

  • Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng.
  • Chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích cho khách hàng.
  • Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Đo lường hiệu quả và tối ưu chiến lược

  • Theo dõi các chỉ số marketing như tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập website.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược marketing để đạt hiệu quả tối ưu.

Lưu ý:

  • Cần kiên nhẫn và nỗ lực để thành công trong tiếp thị ngách.
  • Cập nhật xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng thường xuyên.
  • Linh hoạt điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp với thị trường ngách.

Thực hiện chiến lược marketing cho thị trường ngách

Những lưu ý khi tham gia thị trường ngách

Nghiên cứu kỹ về thị trường

Khi tìm hiểu về thị trường ngách có 2 điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Tệp khách hàng: Xác định nhu cầu và mong muốn cụ thể của khách hàng bao gồm việc xác định: đặc điểm demographic, hành vi tiêu dùng, sở thích và khả năng chi trả của khách hàng tiềm năng
  • Quy mô thị trường: Bạn cần đánh giá quy mô thị trường ngách để đảm bảo rằng nó đủ lớn để doanh nghiệp của bạn có thể thu về lợi nhuận. Nếu thị trường quá nhỏ hoặc không có tiềm năng phát triển, doanh nghiệp của bạn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển.

Tận dụng marketing truyền miệng

Niche Market đòi hỏi một kế hoạch marketing riêng biệt và chỉn chu hơn, không phải bạn cứ bỏ nhiều tiền vào đó là thắng. Trong thị trường ngách, khách hàng tin vào những lời truyền miệng nhiều hơn bởi sự khan hiếm trong thông tin để đối chiếu. Do đó, việc tạo dựng được cuộc thảo luận trong cộng đồng hay nhận xét từ người mua vô cùng quan trọng.

Không nên chỉ có một thị trường ngách

Thị trường ngách có xu hướng phát triển nhanh và thay đổi liên tục. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm và khám phá những miếng bánh thị phần mới là chìa khóa để thành công. Thêm vào đó, việc đa dạng hóa và tạo sự khác biệt là quan trọng để cạnh tranh trong thị trường ngách. Bằng cách cung cấp các giá trị độc đáo và những sản phẩm/dịch vụ mới, bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.

Một vài ví dụ thành công trong thị trường ngách

Thị trường ngách của Trung Nguyên – Thương hiệu cà phê nổi tiếng

Thương hiệu Trung Nguyên tập trung vào sản xuất và phân phối các dòng cà phê phin truyền thống. Thị trường ngách của Trung Nguyên là hướng tới khách hàng đam mê và muốn trải nghiệm hương vị cà phê đậm đà, đặc trưng và chất lượng cao. Với định hướng này, thương hiệu đã phát triển mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu cà phê và được công nhận về chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm.

Thị trường ngách của Trung Nguyên

Thị trường ngách của công ty Mỹ Phẩm LUSH (Anh Quốc)

Thị trường ngách của LUSH tập trung vào khách hàng quan tâm tới mỹ phẩm từ thiên nhiên, không chất bảo quản, an toàn cho da và bảo vệ môi trường. Do đó, công ty đã phát triển các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng và nổi tiếng toàn cầu. Với sự thành công đó, LUSH đã xây dựng được một thương hiệu mỹ phẩm tự nhiên và nổi tiếng.

Thị trường ngách thương hiệu Lush

Thị trường ngách của Allbirds – Công ty về giày dép của New Zealand và Mỹ

Allbirds là thương hiệu giày dép nổi tiếng với thiết kế đơn giản, tập trung vào sự thoải mái, bền bỉ, chất liệu tự nhiên, chủ yếu từ len, gỗ an toàn với môi trường. Thương hiệu hướng tới người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc, quá trình sản xuất và ủng hộ sản phẩm bảo vệ môi trường. Như vậy, Allbirds đã phát triển mạnh mẽ và có sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua.

Thị trường ngách của Allbirds - Công ty về giày dép của New Zealand và Mỹ

Tóm lại, thị trường ngách luôn là một thị trường tiềm năng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn rõ nét về thị trường này. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này. Ngoài ra bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Các loại chi phí trong doanh nghiệp – Bật mí cách tối ưu chi phí hiệu quả

Kiểm soát nội bộ là gì? Những dấu hiệu “bất ổn” của hệ thống kiểm soát nội bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.