Laminate là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất hiện nay. Với khả năng mô phỏng vân gỗ và nhiều loại vật liệu khác một cách tinh tế, Laminate mang đến cho bạn sự đa dạng trong lựa chọn. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về Laminate, ưu nhược điểm của Laminate cũng như các ứng dụng của Laminate trong ngành thiết kế nội thất.
Laminate là gì? Lịch sử ra đời của Laminate
Laminate là gì?
Laminate (còn có tên gọi khác là Formica), là một vật liệu nhựa tổng hợp dùng để phủ lên trên bề mặt của các sản phẩm gỗ công nghiệp, giúp sản phẩm chống trầy xước, mối mọt, vi khuẩn, chống tĩnh điện và chịu được va đập.
Lịch sử ra đời của Laminate
Với mong muốn cứu lấy tài nguyên thiên nhiên khi gỗ bị khai thác đến mức báo động, 2 người Mỹ là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber đã nảy ra ý tưởng tạo ra sản phẩm gỗ có chất lượng tốt, có thể thay thế gỗ tự nhiên. Sau thời gian nghiên cứu, vào năm 1992 họ đã phát minh Laminate.
Sản phẩm được xem như là vật cứu cánh cho gỗ tự nhiên, mở ra 1 cánh cửa mới cho ngành nội thất hiện đại. Ban đầu, Laminate chỉ xuất hiện và chiếm lĩnh ở thị trường Châu Âu. Đến nay, vật liệu này đã có mặt và thịnh hành ở cả các nước Á Đông.
Cấu tạo bề mặt Laminate
Tấm Laminate có cấu tạo bao gồm 3 lớp: Lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers
Lớp Overlay:
- Overlay được làm từ Cellulose tinh khiết, phủ ở trên cùng mặt giấy trang trí
- Tạo độ sáng bóng và độ cứng cho sản phẩm
- Bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động vật lý, hóa chất, nước và vi khuẩn
- Lớp Overlay còn giúp người dùng dễ dàng vệ sinh và lau chùi vật phẩm
Lớp Decorative paper:
- Decorative paper là lớp giấy trang trí tạo cho bề mặt tấm Laminate
- Lớp giấy được nhúng keo Melamine, sau đó cùng với lớp Overlay ép dưới áp suất và nhiệt độ cao (khoảng 220 độ C). Khi này, Overlay sẽ chảy ra, dính chặt vào giấy phim định hình, giúp màu sắc của lớp Laminate được ổn định
Lớp Kraft Papers:
- Đây là lớp dưới cùng của bề mặt Laminate, bao gồm nhiều lớp giấy nén chặt vào nhau dưới nhiệt độ cao.
- Được làm chủ yếu từ bột giấy và chất phụ giá, có tính dai, thô và bền bỉ
- Kraft Paper là lớp tạo độ dày cho tấm Laminate, vì thấy, để điều chỉnh độ dày của tầm về mặt, các nhà sản xuất sẽ tăng giảm các lớp giấy tại đây.
Ưu, nhược điểm của bề mặt Laminate
Ưu điểm của Laminate
- Tính thẩm mỹ cao, nhiều màu sắc đa dạng
- Bề mặt film của tấm bề mặt rất phong phú: Bề mặt film vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá,…
- Có khả năng chống trầy xước, chống phai màu, chống tác động từ hóa chất trong quá trình sử dụng và vệ sinh, giúp lưu giữ vẻ đẹp của vật phẩm theo năm tháng
- Chịu nhiệt và chịu va đập khá tốt, chống được mối mọt và ẩm mốc, tạo cho sản phẩm độ bền bỉ cao
- Có khả năng tĩnh điện, đảm bảo sự an toàn cho người dùng
- Không thấm nước nên có thể giúp sản phẩm chống ẩm mốc, dễ dàng vệ sinh
- Dễ thi công, tạo hình, lắp ghép.
Nhược điểm của Laminate
- Giá thành cao
- Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại, cần thực hiện trên dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR
- Quá trình gia công cần nhiều thời gian
Phân loại bề mặt Laminate
Có thể phân loại Laminate dựa trên 3 tiêu chí: khả năng uốn cong, tính chất bề mặt và màu sắc.
Dựa trên khả năng uốn cong, tấm bề mặt Laminate bao gồm 2 loại:
- Loại bình thường, không có khả năng uốn cong, độ dày 0.5mm, 0.7mm và 0.92mm
- Loại có thể uốn cong post forming, độ dày 0.5mm, được sử dụng nhiều khi sản xuất đồ nội thất như bàn, quầy, kệ,..
Dựa trên tính chất bề mặt, Laminate cũng được chia thành 2 loại:
- Loại tấm Laminate có bề mặt nhẵn, không bóng gương
- Loai Laminate có độ bóng cao
Dựa trên màu sắc, tấm vật liệu được chia thành 5 loại: Tấm Laminate màu đơn sắc, màu vân gỗ, màu vân đá, màu giả da và màu 3D.
Giá của tấm bề mặt Laminate
Theo điều tra và khảo sát của chúng tôi, giá của 1 tấm Laminate sẽ dao động trong khoảng từ 150.000 VND – 2.000.000 VND, với kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440mm. Sự chênh lệch về giá sản phẩm sẽ tùy thuộc chính vào độ dày của tấm vật liệu. Ngoài ra, giá của tấm Laminate còn có thể bị ảnh hưởng bởi hoa văn, màu sắc của bề mặt tấm.
Dưới đây là bảng giá chi tiết tham khảo:
Loại tấm Laminate | Giá tham khảo |
Tấm Laminate dày 0.7mm | 150.000 VND |
Tấm Laminate dày 0.8mm | 160.000 VND |
Tấm Laminate dày 0.9mm | 180.000 VND |
Tấm Laminate dày 1mm | 200.000 VND |
Tấm Laminate dày 2mm | 310.000 VND |
Tấm Laminate dày 3mm | 450.000 VND |
Tấm Laminate dày 4mm | 570.000 VND |
Tấm Laminate dày 5mm | 690.000 VND |
Tấm Laminate dày 6mm | 810.000 VND |
Tấm Laminate dày 7mm | 920.000 VND |
Tấm Laminate dày 10mm | 1.280.000 VND |
Phân biệt Laminate với các tấm phủ bề mặt khác
Hiện nay, bên cạnh Laminate còn có 1 số loại chất phủ bề mặt khác, nổi bật như Melamine và Veneer.
Nếu so sánh Laminate với Veneer, người dùng sẽ rất dễ dàng nhận ra vì Veneer mang đến vẻ đẹp tự nhiên hơn rất nhiều cho sản phẩm được phủ, bởi tấm vật liệu được làm từ gỗ cao cấp, tự nhiên như gỗ sồi, gỗ hồng đào, gỗ thông hoặc gỗ keo.
Tuy nhiên khi so sánh Laminate và Melamine, rất nhiều người lại không phân biệt được 2 dòng tấm phủ này. Để nhận biết được chính xác 2 vật liệu này, bạn có thể tham khảo bảng so sánh ngay sau đây của chúng tôi.
Tiêu chí so sánh | Laminate | Melamine |
Cấu tạo | Bao gồm 3 lớp: Overlay, Decorative paper và Kraft Papers | Bao gồm 2 lớp: lớp giấy nến và lớp keo Melamine |
Các loại màu sắc, vẫn gỗ |
|
|
Khả năng uốn cong | Dạng post forming có khả năng uốn cong rất tốt, có thể sử dụng tốt trong các thiết kế có góc bo tròn | Khả năng uốn cong còn hạn chế, không thể sử dụng cho những sản phẩm quá phức tạp |
Khả năng chịu mài mòn | Tấm vật liệu chịu mài mòn, trầy xước khá tốt | Khả năng chịu mài mòn kém hơn |
Giá thành | Giá của 1 tấm Laminate cao hơn Melamine khoảng 2-3 lần ( 2 tấm gỗ có cùng kích thước, độ dày và trạng thái màu sắc) |
Ứng dụng của Laminate trong thiết kế nội thất
Tấm Laminate được sử dụng để phủ lên bề mặt của các mẫu đồ nội thất gỗ công nghiệp, nhằm tạo nên lớp bảo vệ cốt sản phẩm, gia tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ.
Bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Laminate
Bàn làm việc phủ Laminate thường có cốt sản phẩm là gỗ MDF hoặc gỗ MFC. Một số mẫu bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Laminate: Bàn giám đốc, bàn họp, bàn làm việc nhân viên, bàn làm việc tại nhà.
Phủ Laminate giúp cho sản phẩm có được nhiều màu sắc hiện đại và kiểu dáng độc đáo. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chống chọi với các tác động bên ngoài như: Tác động vật lý, thời tiết, nước,.. Trung bình bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Laminate sẽ có tuổi thọ trong khoảng 10 đến 20 năm.
Tủ tài liệu gỗ công nghiệp
Tủ tài liệu gỗ công nghiệp phủ Laminate được sử dụng nhiều trong phòng làm việc của giám đốc, trong phòng họp, phòng làm việc của tập thể phòng ban. Tủ có nhiều kích thước và kiểu dáng phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng và phong cách thiết kế.
Sản phẩm có thể kết hợp thêm với các vật liệu khác để tăng thêm nét sang trọng như: kính, da, hợp kim,…
Sofa gỗ công nghiệp phủ Laminate
Sofa gỗ phủ Laminate mang đến không gian vẻ đẹp ấm cúng, có phần truyền thống. Sofa thường sẽ được các nhà sản xuất tích hợp thêm các đệm ngồi để mang đến cảm giác êm ái hơn khi người dùng sử dụng sản phẩm.
Sofa gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn sofa gỗ tự nhiên khá nhiều. Ngoài ra, với lớp Laminate phủ ngoài, sản phẩm còn có tuổi thọ ngang với sofa gỗ tự nhiên. Vì thế, rất nhiều đã lựa chọn sofa gỗ công nghiệp phủ Laminate thay vì sofa gỗ tự nhiên
Sàn gỗ Laminate
Sàn gỗ Laminate có khả năng chịu lực cao, chịu nhiệt tốt, chống thấm nước. Vậy nên, sản phẩm có thể giúp mặt sàn không bị cong vênh, vỡ và dễ vệ sinh. Sàn gỗ Laminate mang đến cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng cho không gian.
Cửa gỗ Laminate
Cửa gỗ công nghiệp phủ Laminate có độ bền, cứng tốt, ít bị cong vênh và màu sắc đa dạng. Vì thế, các cánh cửa này thường được sử dụng ở các văn phòng hiện đại và các chung cư.
Kệ gỗ tivi phủ Laminate
Kệ gỗ công nghiệp Laminate chắc chắn và chịu được sức nặng tốt. Ngoài ra, sản phẩm còn dễ dàng uốn cong, tạo khắc các hoa văn độc đáo. Kệ có thể tích hợp thêm một số ngăn kéo để tạo ra không gian lưu trữ thông minh cho chủ nhân.Sản phẩm phù hợp với những không gian có thiết kế tối giản, sử dụng nhiều đồ nội thất làm từ gỗ.
Tủ bếp gỗ phủ Laminate
Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Laminate chống thấm nước, chống dầu mỡ. Hơn nữa trọng lượng của tủ gỗ công nghiệp phủ Laminate nhẹ hơn so với các chất liệu khác, vì thế khi làm tủ gỗ bếp treo tường cũng sẽ tạo ra độ an toàn hơn cho các thành viên trong nhà.
Cách vệ sinh và bảo quản các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp phủ Laminate
Để giúp các sản phẩm giữ được vẻ đẹp như thuở ban đầu và có được sự bền bỉ theo thời gian, trong quá trình sử dụng bạn cần có cách vệ sinh và bảo quản đúng chuẩn.
- Sử dụng các chất tẩy rửa có tính tẩy nhẹ và nên pha loãng khi sử dụng
- Vắt khăn thật ráo và sử dụng khăn mềm khi lau chùi, vệ sinh
- Hạn chế việc tác động vật lý quá mạnh hoặc để nước tồn đọng quá lâu trên bề mặt sản phẩm. Bởi bề mặt phủ Laminate có thể chống trầy, chống nước nhưng các khả năng này đều có giới hạn.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về Laminate mà MyChair muốn gửi tới bạn. Mong rằng với những chia sẻ này, chúng tôi đã có thể giúp bạn trả lời câu hỏi “Laminate là gì? Chất liệu này được ứng dụng như thế nào trong sản xuất đồ nội thất?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0942 90 2468 để được tư vấn thêm.