Để tăng tính thẩm mỹ đồng thời bảo vệ các sản phẩm nội thất, thông thường các nhà sản xuất sẽ phủ lên bề mặt của vật dụng một lớp phủ bảo vệ. Một trong chất liệu phủ thường xuyên được sử dụng là sơn PU. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách pha sơn PU chuẩn và đơn giản nhất, được nhiều đơn vị sản xuất áp dụng, bạn cũng có thể làm ngay tại nhà.
Sơn PU là gì? Các thành phần chính của sơn PU
Sơn PU (tên tiếng anh là Polyurethane) là loại sơn tổng hợp 2 thành phần, được chế xuất từ nhựa tổng hợp, thường được sử dụng để phủ lên bề mặt các loại nội thất, giúp sản phẩm trở nên sáng bóng, bắt mắt hơn.
Sơn PU có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng. Trong đó,
- Sơn lót giúp làm phẳng bề mặt cần sơn, che đi các khuyết điểm của sản phẩm. Nhờ vậy, lớp sơn màu tiếp theo sẽ dễ dàng và lên màu đều, đẹp hơn,
- Sơn màu có chức năng chính là tạo màu cho cho bề mặt sản phẩm cần sơn. Sơn màu không phải là phần bắt buộc khi sơn PU. Điều này cũng có nghĩa là tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ và sở thích, bạn có thể lựa chọn sử dụng sơn màu hoặc không
- Sơn bóng giúp tạo độ bóng cho đồ vật, tăng tính thẩm mỹ và bền màu, hạn chế tình trạng phai màu.
Các loại sơn PU thường được sử dụng hiện nay
Sơn PU – 1K
Sơn PU – 1K được chế tạo từ Alkyd và nhựa PU, thường dùng cho đồ gỗ nội ngoại thất, gốm và kim loại
Ưu điểm:
- Độ bám dính tốt
- Hàm lượng rắn và độ rắng cao
- Không phai màu
- Chống được ố vàng
- Độ bóng cao
- Dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Không thể giúp sản phẩm chống trầy xước
- Không kháng được dung môi
Giá tham khảo: 65.000 VND – 70.000 VND/400g
Sơn PU – 2K
Sơn PU – 2K được làm từ nhựa Acrylic Polyol và chất đóng rắn, được sử dụng rất nhiều trên các sản phẩm nội, ngoại thất cao cấp.
Ưu điểm:
- Độ mịn cao
- Độ sáng bóng tốt hơn so với những loại sơn thông thương
- Khả năng bám dính tốt nên bền màu và ít xảy ra hiện tượng bóng tróc
- Chống trầy xước hiệu quả
- Chống thấm nước tốt
- Ít bị ố vàng
Nhược điểm:
- Thời gian khô lâu
- Giá thành cao hơn các loại sơn khác
Giá tham khảo: 170.000 VND/400g
Sơn giả gỗ
Sơn giả gỗ là dòng sơn PU chuyên dụng dành để tạo màu cho vân gỗ, thành phần chính là bột màu và keo bóng. Hệ sơn sử dụng chất liệu tạo màu chủ yếu là Stain (trong suốt) và Glaze (có màu)
Ưu điểm:
- Độ bền màu cao (có thể lên đến 10 năm), không dễ bị phai màu dưới tác động của tia cực tím
- Khả năng chống nước, kháng kiềm tốt
- Không dễ bị ăn mòn bởi chất tẩy rửa
- Độ che phủ tốt
- Dòng sơn tạo hiệu ứng giả gỗ không chứa chì, thủy chấn hay các hóa chất độc hại nên an toàn với mọi người dùng
Nhược điểm:
- Lớp sơn có thể bị bong tróc nếu không phủ thêm 1 lớp phủ bóng
- Sản phẩm dễ bị biến tính nếu phối hợp với các hóa chất không tương thích
Giá tham khảo: 100.000 VND – 200.000 VND/1kg
Hướng dẫn cách pha sơn PU chuẩn đẹp
Sau đây là 3 bước pha sơn PU đơn giản được nhiều người áp dụng hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị
Trước hết, bạn cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ cần thiết trong quá trình pha sơn:
- Loại sơn PU phù hợp với nhu cầu sử dụng (bạn có thể tham khảo 3 loại sơn mà chúng tôi vừa giới thiệu phía trên)
- Cân điện tử hoặc ly có vạch để đong chuẩn lượng chất liệu khi pha sơn
- Cọ quẹt, con lăn, súng phun (có khí hoặc không có khí đều được)
- Đồ bảo hộ lao động: Gang tay, khẩu trang, kính mắt,.. để tránh việc tiếp xúc trực tiếp với sơn trong quá trình pha sơn
Bước 2: Trộn sơn
Với thành phần của sơn PU, sẽ có công thức trộn sơn khác nhau. Với quy ước 1 phần là 100ml, các thành phần của sơn PU sẽ được trộn như sau:
- Sơn lót pha theo công thức tỉ lệ: 2 phần lót + 1 phần cứng + 3 phần xăng
- Sơn màu pha theo tỉ lệ: 1 phần cứng + 5 phần xăng + tinh màu. Trong đó liều lượng tinh màu sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào mục đích tạo ra màu sơn. Ví dụ, bạn muốn tạo ra màu nâu vừa phải thì chỉ cần pha 1 phần tinh màu. Tuy nhiên, nếu muốn có 1 màu nâu đậm hơn, bạn có thể tăng lên 1.5 phần tinh màu, muốn màu nhạt hơn thì giảm xuống 0.75 phần tinh màu. Đây cũng là cách pha màu sơn PU và tạo ra những màu sơn cánh gián, hạt dẻ, óc chó, trắng, đen,… như chúng ta thường thấy ở các sản phẩm
- Sơn bóng pha theo tỉ lệ: 2 phần bóng + 1 phần cứng + xăng. Liều lượng xăng được điều chỉnh linh loạt để tạo ra các độ bóng khác nhau cho sản phẩm.
Bước 3: Pha loãng sơn
Pha loãng sơn sẽ giúp cho lớp sơn PU được đẹp và dễ sơn hơn. Với từng dụng cụ sơn và dung môi pha sơn, chúng ta sẽ có tỉ lệ pha loãng tương ứng.
- Sử dụng cọ quét và con lăn thì tỉ lệ pha loãng tối đa là 10%
- Sử dụng súng phun thì tỉ lệ pha loãng tối đa là 25% với súng có khí là 5% với súng không có khí
Một số lưu ý quan trọng trong cách pha sơn PU
Tuy đã có công thức pha sơn nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo có được một hỗn hợp sơn PU đẹp nhất:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại sơn
- Trong quá trình pha sơn, nên sử dụng các dụng cụ đo lường, không nên áng chừng theo mắt nhìn để tránh việc pha sai tỉ lệ, khiến cho các chất không hòa quyện vào với nhau
- Màu sơn sẽ phụ thuộc và tinh màu và từng loại gỗ cụ thể. Vì thế, bạn cần lựa chọn được bảng màu sơn PU chuẩn và xác định lượng tinh màu cần thiết.
- Thêm dung môi từ từ khi pha loãng sơn
Hướng dẫn cách phun sơn PU chuẩn, đẹp
Sơn sau khi được pha nên được phun luôn trong thời gian ngắn để đảm bảo được chất lượng. Các bước phun sơn PU cơ bản, chuẩn đẹp:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt vật dụng
Làm sạch bề mặt giúp cho sơn PU bám dính tốt hơn, lớp sơn mịn và bền màu. Để làm sạch, bạn chỉ cần chà nhám bề mặt bằng giấy nhám P240 hoặc máy chà nhám. Ngoài ra, với các sản phẩm làm từ gỗ, bạn có thể sử dụng thêm bột bả để lấp đầy các tim gỗ và các khuyết điểm trên bề mặt sản phẩm
- Bước 2: Tiến hành sơn lót lần 1
Sau khi xử lý bề mặt gỗ, bạn sẽ sử dụng sơn lót đã pha theo tỉ lệ ở trên, sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ. Với tỷ là 2-1-3 ở trên, bạn có thể tăng hoặc giảm liều lượng các chất tương ứng, hoặc thêm chất phụ gia cần thiết để điều chỉnh tốc độ bay hơi phù hợp.
Để quá trình sơn lót diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng súng phun sơn.
- Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Chà nhám và phun sơn lót lần 1 giúp cho bề mặt sản phẩm được phẳng mịn hơn. Trong lần chà nhám thứ 2 này, bạn nên sử dụng loại giấy nhám P320. Về phần sơn lót, bạn chỉ cần tiến hành như sơn lót lần 1. Sau khi tiến hành chà nhám và phun lót lần 2, bạn nên chờ trong khoảng từ 25 – 30 phút trước khi tiến hành bước tiếp theo
Nếu như sản phẩm đã phẳng mịn và xử lý được toàn bộ khuyết điểm ngay từ lần chà nhám và sơn lót lần 1 thì bạn có thể bỏ qua bước này.
- Bước 4: Phun màu
Ở bước phun màu, bạn cần thực hiện 2 lần. Lần thứ nhất sẽ sơn khoảng 90% với màu sơn nhạt, sau đó đợi khoảng 10 – 15 phút. Lần thứ 2 sẽ hoàn thành 100% bề mặt sản phẩm với màu sơn đậm hơn
Bước phun, sơn màu là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình sơn PU. Vì vậy, bạn phải đảm bảo không gian sơn kín, sạch sẽ, không có bụi, đảm bảo luôn gió lưu thông ổn định
- Bước 5: Phun bóng bề mặt sản phẩm
Sau khi đợi lớp sơn màu khô, bạn tiến hành sơn bóng sản phẩm. Bạn sử dụng phần sơn bóng pha theo tỉ lệ ở trên, gia giảm vần xăng để quyết định độ bóng của sản phẩm.
Bạn nên sơn bóng ở nơi hạn chế bụi bẩn, tránh làm ảnh hưởng đến nước sơn. Sau khi hoàn thành và đợi khô lớp sơn bóng này ( khoảng 12 – 16 giờ) cũng là lúc bạn hoàn thành quá trình sơn PU của mình.
Vừa rồi là cách sơn PU chi tiết, đơn giản mà MyChair muốn chia sẻ với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0942 90 2468 để được tư vấn sớm nhất.