Veneer là gì? Gỗ Veneer là gì? Lý do gì nhiều người lại lựa chọn gỗ Veneer đến vậy? Gỗ Veneer được ứng dụng trong đời sống như thế nào? Hãy cùng Nội Thất MyChair giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
Veneer là gì?
Veneer (hay được gọi là gỗ lạng, ván lạng) dùng để gọi tên một lớp gỗ lạng mỏng tạo ra từ thân cây gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác về sẽ được bóc ly tâm qua máy tạo thành những lát gỗ mỏng, vỏ cây gỗ mỏng có độ dày từ 0.3mm – 0.6mm, chiều rộng phụ thuộc vào kích thước từng loại gỗ, chiều rộng trung bình khoảng 180mm, chiều dài khoảng 240mm. Sau khi cắt, bóc xong các lát gỗ này sẽ được đem đi phơi và sấy khô tạo thành phẩm là những tấm Veneer.
Các sản phẩm gỗ được phủ Veneer luôn nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng về chất lượng, độ bền cũng như sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt, trong tình trạng khai thác chặt phá gỗ, rừng trái phép nhất là các loại gỗ quý hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt thì Veneer là một giải pháp tốt để bảo vệ tài nguyên môi trường.
Các phương pháp sản xuất Veneer thông dụng hiện nay
Bóc tròn (Rotary peeling) là phương pháp mà người ta sẽ dùng 1 lưỡi dao sắc để “bóc tròn” đường vân gỗ trên Veneer từ ngoài vào trong khúc gỗ cho đến lõi trong cùng.
Lạng phẳng (Flat cut) là phương pháp cắt làm đôi khúc gỗ, sử dụng lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ, chia từ phần ngoài vào, tạo ra những tấm Veneer có dạng hình vân núi (Cathedral)
Bóc khối phần tư (Rift Peeling): là phương pháp xẻ khúc gỗ chia thành 4 phần, sau đó tiến hành lạng Veneer từng phần tạo ra thành phẩm là những tấm Veneer hình sọc, thẳng.
Veneer có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại gỗ Veneer khác nhau. Dưới đây là các loại Veneer gỗ được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Veneer sồi
Veneer sồi hay được gọi là gỗ lạng sồi là tấm Veneer được lạng mỏng ra từ cây gỗ sồi tự nhiên, có độ dày trung bình từ 0,1 – 0,2 mm. Những tấm Veneer này dùng làm tấm phủ bề mặt và được ép vào mặt cốt gỗ công nghiệp.
Ưu điểm Veneer sồi:
- Có trọng lượng nhẹ
- Veneer gỗ sồi trắng có khả năng chống sâu mọt tốt
- Veneer sồi đỏ có độ cứng, độ chịu nén cao
- Chống cong vênh, co ngót tốt và có độ bền cao
- Veneer sồi không bị phai màu.
- Veneer sồi có bề mặt gỗ mịn, đẹp, vân gỗ tự nhiên, mang lại không gian sang trọng
- Thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng
- Veneer sồi có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
Nhược điểm Veneer sồi:
- Chống nước kém
- Khó tháo lắp
Veneer óc chó
Veneer óc chó là những tấm Veneer được lạng cực mỏng từ gỗ óc chó tự nhiên, có độ dày trung bình khoảng 0.3cm, sau đó được dán lên các cốt gỗ công nghiệp MDF, MFC,…
Ưu điểm của Veneer óc chó:
- Chống cong vênh,
- Có Veneer vân gỗ đẹp, sang trọng.
- Chịu nhiệt cao, chịu lực và khả năng chống ẩm tốt.
Nhược điểm của Veneer óc chó:
- Khai thác gỗ quá mức ảnh hưởng môi trường
- Giá cao
Veneer xoan đào
Veneer xoan đào là những tấm Veneer được lạng ra từ gỗ xoan đào tự nhiên, độ dày trung bình khoảng 0.117 inch phủ bên ngoài lõi cốt gỗ công nghiệp.
Ưu điểm Veneer xoan đào:
- Đường vân gỗ xoan đào đẹp
- Độ bền cao
- Chịu lực tốt
- Hạn chế khả năng bị cong vênh
Nhược Veneer xoan đào
- Chống nước kém
- Độ cứng thấp
- Chịu nhiệt kém
Ưu và nhược điểm của gỗ Veneer là gì?
Ưu điểm của gỗ Veneer:
- Gỗ Veneer có màu sắc và đường vân gỗ tự nhiên đẹp, sang trọng mang tính thẩm mỹ cao
- Gỗ Veneer sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại, hạn chế tình trạng cong vênh, mối mọt, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Gỗ Veneer có thể ghép,điều chỉnh, sắp xếp, các lớp vân gỗ theo nhiều kiểu dáng khác nhau (ghép chéo, dọc, ngang,…) đẹp, độc đáo.
- Bảng màu của gỗ Veneer rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng
- Có tính ứng dụng cao gỗ Veneer có thể làm ra nhiều sản phẩm nội thất cao cấp và có giá trị khác nhau
- Là vật liệu thân thiện môi trường, hạn chế được tình trạng khai thác gỗ tự nhiên trái phép
Điểm hạn chế của gỗ Veneer
- Cấu tạo gỗ Veneer có cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên khả năng chịu nước kém.
- Dễ bị hỏng, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập quá mạnh.
- Có độ dày rất mỏng, dễ bị trầy xước trong quá trình vận chuyển, sử dụng
- Không sử dụng được ở những nơi có độ ẩm cao, hạn chế di chuyển nhiều
>> Xem thêm: Melamine là gì? Gỗ phủ Melamine có tốt không?
Ứng dụng của gỗ phủ Veneer trong nội thất
Gỗ phủ Veneer có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Với ưu điểm đa dạng về bảng màu sắc và có lớp phủ bề mặt ngoài giống với gỗ tự nhiên do đó mà gỗ Veneer được sử dụng phổ biến để làm đồ nội thất như: bàn làm việc gỗ, sàn gỗ, tủ bếp gỗ,… Gỗ Veneer không chỉ có độ thẩm mỹ cao mà còn có tuổi thọ lâu dài, được ứng dụng rộng rãi trong nội thất gia đình, văn phòng.
Trong bối cảnh nguồn gỗ trở nên khan hiếm và tầm quan trọng của công việc bảo vệ tài nguyên trên toàn cầu, bao gồm cả tài nguyên rừng ngày càng cao, không thể phủ nhận rằng Veneer mang đến một giải pháp tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng gỗ nói chung. Hơn 30 – 40 năm về trước các quốc gia phát triển thuộc Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đã sử dụng sản phẩm nội thất làm từ Veneer với mục đích mang lại một môi trường sống xanh, thân thiện hơn.
Gỗ veneer có cấu tạo cốt gỗ thường là gỗ công nghiệp, với quan niệm nhiều người thì gỗ công nghiệp kém sang, không thích hợp sử dụng vào các công trình thiết kế cao cấp. Tuy nhiên, trong một số chi tiết thiết kế nội thất, Veneer được ứng dụng mang lại thẩm mỹ cao, hiện đại, sang trọng. Ngoài ra, gỗ Veneer tích hợp nhiều ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đẹp, bền và giá cả lại hợp lý, thân thiện và bảo vệ môi trường tự nhiên. Gỗ veneer chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho những ai đam mê nội thất và yêu thích vẻ đẹp của gỗ tự nhiên.
Trong tình trạng nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt cũng như các chính sách cấm khai thác gỗ tự nhiên, bảo vệ rừng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì việc sử dụng các vật liệu thay thế khác như gỗ Veneer chính là giải pháp hữu ích mang lại hiệu quả cao. Vì vậy mà gỗ Veneer ngày càng được nhiều người yêu thích lựa chon, vừa giải quyết được bài toán giá cả vừa giải quyết được niềm đam mê sở hữu gỗ tự nhiên.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin về gỗ Veneer. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đã biết gỗ Veneer là gì, phân loại gỗ Veneer và ứng dụng của gỗ Veneer trong thực tế. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về các loại gỗ thường sử dụng trong thiết kế nội thất, hãy truy cập vào website https://mychair.vn/ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.