Gỗ thịt là loại gỗ có giá trị kinh tế cao nhờ sở hữu vẻ đẹp sang trọng, độ bền vượt trội cùng những đường vân độc đáo. Tuy nhiên, đối với nhiều người, gỗ thịt có thể vẫn còn khá mơ hồ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gỗ thịt là gì cũng như khám phá ưu nhược điểm, ứng dụng của loại gỗ này trong ngành nội thất. Cùng khám phá ngay nhé!
Gỗ thịt là gì?
Gỗ thịt là gỗ tự nhiên nguyên khối. Nó được xẻ trực tiếp từ thân cây, loại cây khai thác từ khu rừng tự nhiên hoặc trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu. Gỗ thịt được đánh giá là chắc chắn, dẻo dai, độ bền cao, có nhiều đường vân gỗ độc đáo. Những đồ nội thất được làm từ gỗ thịt có sự đơn giản, mộc mạc nhưng sang trọng ít có vật liệu nào sánh bằng. Vì thế mà đồ nội thất làm từ gỗ thịt luôn được gia chủ ưu tiên lựa chọn.
Xử lý gỗ thịt cũng khá đơn giản, thân gỗ sau khi được sẻ đi đem phơi khô và tẩm sấy nhằm thoát hơi nước bên trong. Tiếp đến, gỗ được đưa đi xử lý để tạo thớ gỗ kết cấu ổn định với nhau. Trải qua quá trình chế biến hiện đại, khoa học tạo ra phần gỗ chắc chắn, dẻo dai và bền bỉ.
Ưu, nhược điểm của gỗ thịt
Ưu điểm của gỗ thịt
- Bền đẹp theo thời gian
Nếu nói về độ bền thì không loại gỗ nào có thể vượt qua gỗ tự nhiên. Những mao mạch nhỏ được liên kết với nhau nên vô cùng dẻo dai và chắc chắn. Sản phẩm nội thất được làm từ gỗ thịt có khả năng chịu được lực tốt và va đập mạnh. Bạn không lo lắng về việc hư hỏng và biến dạng của gỗ thịt trong quá trình sử dụng.
- Vân gỗ đẹp, đa dạng
Đường vân gỗ có thể nói là yếu tố quan trọng nhất của gỗ thịt, giá trị nhất của gỗ thịt. Mỗi loại gỗ đều có đường vân khác nhau nên những sản phẩm được tạo ra mang một vẻ đẹp riêng, không giống với nhau. Những cây gỗ lâu năm thì vân gỗ càng nhiều càng đẹp. Qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công lành nghề, gỗ thịt sẽ được đẽo đục, chạm trổ những họa tiết độc đáo, tinh tế hơn.
- Tính thẩm mỹ cao
Gỗ thịt có nhiều kích thước khác nhau nên người thợ có thể chế tác ra nhiều sản phẩm độc đáo và ấn tượng với nhiều chi tiết cầu kì mang tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của gỗ thịt
Tuy có nhiều ưu điểm tốt nhưng gỗ thịt vẫn còn có một số nhược điểm, đầu tiên chính là giá thành khá cao. Tùy thuộc vào độ khan hiếm của loại gỗ thịt mà sản phẩm tạo ra cũng rất đắt đỏ. Ngoài ra, những phí gia công, phí sản xuất cũng rất mắc và không được sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp.
Thêm nữa, trong quá trình gia công, dưới tác dụng của nhiệt và độ ẩm, đôi khi trong quá trình sử dụng, gỗ có hiện tượng bị cong vênh. Những vấn đề đó đã được giải quyết với công nghệ hiện đại như hiện nay.
Phân biệt gỗ thịt và gỗ công nghiệp
Đặc điểm | Gỗ thịt | Gỗ công nghiệp |
Độ bền | Có độ bền cao hơn, nhưng cần được gia công kỹ càng | Có độ bền vừa phải |
Màu sắc | Hạn chế về màu sắc, đường vân đẹp, đa dạng | Có màu sắc đa dạng nhưng đường vân gỗ thì không có hoặc không rõ ràng |
Độ cong vênh | Dễ bị cong vênh sau vài năm sử dụng nếu không được xử lý gỗ tốt | Khó bị cong vênh, co ngót bởi được dính bằng keo, đảm bảo được độ chắc chắn. |
Thời gian thi công | Lâu hơn bởi xử lý gỗ mất khá nhiều thời gian và công đoạn điêu khắc tỉ mỉ. Nhưng đổi lại sản phẩm đẹp, hoàn mỹ. | Nhanh chóng, không cần điêu khắc quá cầu kỳ. Sản phẩm thường tương đồng nhau, không có quá nhiều sự khác biệt |
Tìm hiểu 7 loại gỗ thịt có giá trị nhất hiện nay
- Gỗ hương
Gỗ hương là gỗ tự nhiên được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường nội thất đồ gỗ. Có nhiều loại gỗ hương phổ biến nhất là gỗ tuyết tùng và gỗ đỏ. Hai dòng gỗ trên có giá trị khá cao.
Gỗ hương có đặc điểm rắn và rất nặng. Gỗ màu vàng và vân gỗ đẹp mắt. Khi ngâm gỗ vào nước chuyển từ màu trắng sang xanh trà.
- Gỗ gụ
Gỗ gụ là một trong những loại gỗ quý hiện nay. Gỗ có độ bền cao, ít cong vênh, không bị mối mọt. Thớ gỗ gụ thẳng, đẹp, mịn, có màu trắng ngả vàng sang màu nâu sẫm cánh gián.
- Gỗ xoan đào
Cây xoan đào có thân to và màu sẫm khi xẻ ra. Gỗ xoan đào được đánh giá là khá chắc và cứng cáp, thớ gỗ mịn và có màu hồng đào đẹp mắt. Loại gỗ này rất được yêu thích trong quá trình sản xuất nội thất vì khả năng chịu nén, chịu nhiệt, chịu nước tốt. Thêm nữa, gỗ có khả năng chống mối mọt và ít bị nứt nẻ, cong vênh. Loại gỗ này được nhiều khách hàng lựa chọn làm giường, bàn tủ,….
- Gỗ mun
Gỗ mun khá nặng và điều đặc biệt nhất là có thể chìm trong nước bởi thuộc họ Thiềm thừ. Thớ gỗ mịn, màu sọc đen tuyền hoặc sọc trắng khá độc đáo. Tùy vào điều kiện sinh sống phát triển và độ tuổi, cây gỗ mun có thể cao 10- 20m với đường kính 42-45cm.
- Gỗ sưa
Gỗ sưa còn được biết đến với tên gọi khác là gỗ trắc thối, gỗ huỳnh đàn hương, gỗ mộc và hương vàng. Có 3 loại gỗ sưa phổ biến nhất hiện nay là gỗ sưa trắng, gỗ sưa đỏ và gỗ sưa đen (có giá trị tương đương từ thấp đến cao).
Nội thất làm từ gỗ sưa có độ bền cao, dẻo dai, chống chịu nắng mưa. Vì thế, nội thất làm bằng loại gỗ này được sử dụng phổ biến tại Việt Nam – nơi có khí hậu nóng ẩm. Vân gỗ đẹp mắt với màu đỏ hoặc vàng cùng hương thơm nhẹ nhàng, nên được người tiêu dùng yêu thích.
- Gỗ lim
Gỗ lim được ưa chuộng trong chế tác bàn ghế. Loại gỗ quý này có độ cứng, bền bỉ. Gỗ chịu được trọng lượng lớn, không lo bị mối mọt hay biến dạng, nứt nẻ trong quá trình sử dụng. Màu sắc gỗ lim có màu từ nâu nhạt đến đậm, vân gỗ xoắn đẹp tạo nên tính thẩm mỹ và có giá trị cao.
- Gỗ tần bì
Gỗ tần bì có vân gỗ thẳng, đều và to. Dát gỗ từ nhạt đến trắng, tâm gỗ màu nâu nhạ đến vàng nhạt có sọc nâu. Đây là loại gỗ tự nhiên có thể uốn cong mà không bị đứt gãy, đồng thời có khả năng chịu nhiệt tốt.
Tóm lại, có thể thấy rằng gỗ thịt đang đứng đầu trong thị trường nội thất với giá trị kinh tế cao cùng với vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ gỗ thịt là gì, ưu nhược điểm của gỗ thịt cũng như hiểu được sự khác nhau giữa gỗ thịt và gỗ công nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại bình luận dưới bài viết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website MyChair của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Gỗ hương là gỗ gì? Tất cả thông tin về gỗ hương mà bạn nên biết
Gỗ sồi là gỗ gì? Ứng dụng của gỗ sồi trong đời sống con người
Phân biệt gỗ mun và gỗ hương. Gỗ nào đắt hơn? Tại sao?
Gỗ óc chó là gì? Những điều cần biết về gỗ óc chó
Gỗ xoan đào là gì? Ứng dụng gỗ xoan đào trong thiết kế nội thất