Gỗ xoan đào, với vẻ đẹp tự nhiên và đặc điểm vật lý đặc biệt, từ lâu đã là một nguồn tài nguyên quý giá trong nhiều ngành công nghiệp. Loại gỗ này không chỉ được yêu thích nhờ độ bền bỉ cao mà còn gây ấn tượng nhờ màu sắc và vân gỗ độc đáo. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, gỗ xoan đào đã trở thành lựa chọn của nhiều chuyên gia và nhà thiết kế với mong muốn mang lại sự sang trọng và ấm áp cho không gian sống và làm việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu gỗ xoan đào là gì và cách loại gỗ này được ứng dụng trong ngành nội thất.
Gỗ xoan đào là gỗ gì?
Gỗ xoan đào có tên khoa học là Betula Alnoides, ở nước ta thường gọi là xoan đào, càng lò. Gỗ xoan đào là loài thực vật thân gỗ lớn có hoa thuộc họ hoa hồng được lấy từ cây xoan đào. Cây có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia,…. và được phân bổ rải rác ở rừng thứ sinh và nguyên sinh.
Cây xoan đào được xếp vào loại cây gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 20m đến 30m, đường kính thân cây 40cm đến 65cm. Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh nên có những cây lâu năm có thể đạt tới đường kính 85cm. Vỏ cây xoan đào nhẵn có màu tro bạc, nhiều bì và dày có màu nâu nhạt. Khi cây trưởng thành, vỏ cây nứt dọc thân, bong tróc thành miếng nhỏ, có mùi hôi nhẹ gần giống mùi bọ xít.
Lá cây đơn nguyên, phiến là dày, hơi nhọn. Lá kép lông chim hình thuôn dài, mọc cách nhau. Hoa xoan đào màu trắng vàng, mọc thành từng cụm ở nách lá. Hoa xoan đào có 5 cánh và phủ lông mềm, hoa nở tầm vào tháng 3- 4. Quả xoan đào hình cầu hay quả hình trứng với kích thước đường kính khoảng 2cm. Khi quả chín có màu vàng nâu, hạt to, cứng, thời gian quả chín vào tháng 8- 9.
Gỗ xoan đào được xếp vào nhóm IV- nhóm có khả năng phát triển và sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường sống khác nhau. Gỗ xoan đào có khả năng chống chịu lực tốt nên được ưa chuộng để làm nội thất mặc dù không được bóng bẩy và láng mịn so với các loại gỗ khác.
Gỗ xoan đào có mấy loại và đặc điểm từng loại?
- Gỗ xoan đào Hoàng Anh Gia Lai
Xoan đào Hoàng Anh có bề mặt nhẵn mịn, vân gỗ đẹp, màu sắc tươi tắn và thớ gỗ mịn. Loại gỗ này khi làm đồ nội thất thì không mất quá nhiều thời gian và công sức, ít tim sâu nên độ bền cao. Gỗ sau khi được ngâm tẩm sấy, xử lý kỹ lưỡng có khả năng chống mọt, cong vênh, co ngót, chống thấm nước tốt.
- Gỗ xoan đào Tây Bắc
Gỗ xoan đào Tây Bắc được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Loại gỗ này thường được khai thác khi chưa đạt đủ tuổi, do đó chất lượng của nó thấp hơn so với gỗ xoan đào Hoàng Anh. Vùng khí hậu trong khu vực này không phù hợp nên gỗ xoan đào Tây Bắc thường có thân gỗ nhỏ, dễ vỡ và có nhiều lỗ gỗ, màu sắc và vân gỗ không rõ ràng, nhạt hơn so với gỗ xoan đào Hoàng Anh.
Gỗ xoan đào Tây Bắc nhẹ hơn xoan đào Hoàng Anh Gia Lai, do đó độ cứng và độ bền của nó không cao. Loại gỗ này có nhiều vết nứt sâu, đòi hỏi những người thợ xử lý gỗ có tay nghề cao và mất nhiều thời gian để xử lý. Phương pháp tốt nhất là sơn bề mặt gỗ một cách đồng đều, thay vì sử dụng sơn PU vì dễ làm lộ các khuyết điểm trên bề mặt.
- Gỗ xoan đào Nam Phi
Gỗ xoan đào Nam Phi là loại gỗ được nhập khẩu từ các nước Nam Phi, có tuổi đời lớn, thân gỗ thẳng, ít mắt mấu và ít cong vênh. Loại gỗ này có màu hồng nhạt và có một chút mùi hôi. Thớ gỗ mịn, bề mặt láng, độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ có hình dạng giống núi và phân bố đều trên thân gỗ. Gỗ này có trọng lượng trung bình nhưng chất gỗ cứng và độ bền cao.
Ưu và nhược điểm của gỗ xoan đào
Ưu điểm:
- Gỗ rất rắn chắc và cứng, vân gỗ đẹp, xếp lên nhau như gợn sóng
- Gỗ xoan đào có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu ngoại lực cao, chống thấm nước tốt.
- Chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng mưa, gió, lạnh
- Do được xử lý gỗ kỹ càng như ngâm tẩm sấy theo tiêu chuẩn của Châu Âu nên gỗ xoan đào không bị cong, co ngót, nứt nẻ
- Được phun sơn PU cao cấp tạo màu theo mong muốn khách hàng, được phun 3- 4 lớp
- Có màu cánh gián đặc trưng, đường vân rõ ràng, bề mặt gỗ mịn
- Gỗ xoan đào có mùi hương thơm nhẹ, tự nhiên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng sản phẩm được làm từ gỗ xoan đào.
- Giá thành của gỗ xoan đào hợp với túi tiền của người dân Việt Nam.
Nhược điểm:
- Tâm gỗ không có khả năng kháng sâu, dát gỗ dễ bị các loại mọt gỗ thông thường tấn công.
- Nếu không tẩm sấy kĩ theo tiêu chuẩn thì dễ bị mối mọt xâm hại
- Gỗ xoan đào có thể bị phai màu theo thời gian nên cần phủ bề mặt một lớp sơn PU để giữ màu và tăng độ bóng mịn cho sản phẩm.
Tuy còn tồn tại một số nhược điểm nhưng với kỹ thuật hiện nay thì gỗ xoan đào có thể khắc phục những nhược điểm này. Khách hàng có thể yên tâm mua sản phẩm nội thất trong gia đình.
Cách nhận biết gỗ xoan đào và gỗ xoan ta
Gỗ xoan đào và gỗ xoan ta đều là thuộc nhóm IV, có được điểm tương tự như khả năng chịu lực, chống thấm nước, chịu hạn tốt, thớ gỗ đẹp đều được ưa chuộng làm đồ nội thất. Nhiều người rất dễ nhầm lẫn hai loại gỗ này, nếu bạn không phải người sành sỏi và kinh nghiệm thì khó có thể phân biệt được gỗ xoan đào và xoan ta.
Dưới đây là một số đặc điểm khác biệt của hai loại gỗ này.
Tiêu chí | Gỗ xoan đào | Gỗ xoan ta |
Trọng lượng | Nhẹ | Nặng |
Thân gỗ | Xù xì | Trơn mượt |
Độ cứng | Có độ cứng cao hơn, tạo ra các chi tiết chính xác và bền đẹp | Tương đối mềm và dễ chế tác. Có độ cứng thấp hơn so với gỗ xoan đào |
Màu sắc | Màu gỗ sậm, vân gỗ đều và đẹp | Thường có màu sáng, thường là màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt. Vân gỗ ít |
Ứng dụng | Phổ biến trong sản xuất nội thất cao cấp, đồ thủ công và nội thất sang trọng. | Thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ nội thất đến sàn nhà và ngoại thất. |
>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt gỗ gụ và gỗ hương. Gỗ nào đắt hơn? Nên mua gỗ nào?
Ứng dụng của gỗ xoan đào trong thiết kế nội thất
Trên đây, Nội thất văn phòng cao cấp MyChair đã giới thiệu cho bạn về gỗ xoan đào. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu được gỗ xoan đào là gỗ gì, cách phân biệt gỗ xoan đào với gỗ xoan ta, ứng dụng của loại gỗ này trong thiết kế nội thất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Gỗ hương là gỗ gì? Tất cả thông tin về gỗ hương mà bạn nên biết