Gỗ Sồi đang dần trở thành loại gỗ được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hiểu hết được về loại gỗ này. Dưới góc độ là một nhà sản xuất, thiết kế và thi công nội thất cao cấp, trong bài viết này, MyChair sẽ cung cấp cho bạn một lăng kính đúng nhất về gỗ Sồi. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu được gỗ sồi là gỗ gì, ứng dụng của chúng trong đời sống phong phú ra sao. Cùng khám phá ngay nhé!
Gỗ sồi là gỗ gì? Đặc điểm của gỗ sồi
Gỗ sồi (tên tiếng Anh là “Oak Wood”) hay còn được gọi là gỗ Oak, là loại gỗ được khai thác từ thân cây sồi. Đây là dòng gỗ cứng được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ và các nước châu Âu (chẳng hạn như Anh, Nga, Thụy điển). Các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ sồi luôn tạo cho không gian vẻ đẹp hài hòa, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.
Gỗ sồi có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Màu sắc: Màu nâu đậm đẹp mắt, thường có một sự tương phản rõ rệt giữa vân gỗ và màu sắc tổng thể. Phần trung tâm của gỗ có màu sáng và càng ra xa trung tâm thì vân gỗ càng trở nên tối màu hơn.
- Kết cấu: Gỗ sồi có vân gỗ đẹp và phong phú. Vân gỗ có thể là thẳng, xòe hoặc xoắn, tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo cho các sản phẩm từ gỗ sồi. Bên cạnh đó, gỗ sồi cũng có những đốm và nứt nhỏ tự nhiên.
- Độ cứng và độ bền: Gỗ sồi là một trong những loại gỗ cứng và bền nhất. Loại gỗ này có thể kháng mài mòn tốt và chống chịu được sự va chạm. Ngoài ra, gỗ sồi cũng có khả năng chống cong vênh và co ngót, giúp duy trì hình dạng của các sản phẩm từ gỗ sồi trong suốt quá trình sử dụng.
>> Tìm hiểu thêm về gỗ sồi TẠI ĐÂY
Ưu, nhược điểm của gỗ sồi
Với vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc ấm áp và tính chất bền bỉ, gỗ sồi đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, như bất kỳ loại gỗ nào khác, gỗ sồi cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của gỗ sồi
Không quý hiếm và có giá trị cao như gỗ hương hay gỗ gõ đỏ, những gỗ sồi lại chinh phục được khách hàng bởi những ưu điểm sau:
- Khả năng chống chịu và thích nghi cực tốt với thời tiết
- Trọng lượng nhẹ, kết cấu chắc chắn
- Bề mặt gỗ sáng mịn, thớ và vân gỗ đều, màu sắc đẹp mắt
- Khả năng chống mối mọt cao vì tâm gỗ tự nhiên có chứa axit tannic và một số chất khoáng
- Hệ vân gỗ đẹp và độ cứng hoàn hảo, chịu được lực tác động lớn mà không gây cong vênh, biến dạng
- Gỗ càng già chất lượng càng cao, khả năng bám ốc vít tốt
- Chất gỗ phù hợp với mọi không gian nội thất từ cổ điển đến hiện đại
Nhược điểm của gỗ sồi
Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật, gỗ sồi cũng có một số mặt hạn chế mà bạn cần phải để tâm khi lựa chọn các sản phẩm được làm từ dòng gỗ này:
- Gỗ sồi khi không được xử lý đúng cách (chẳng hạn như sấy gỗ không đủ lâu) sẽ dẫn đến tình trạng cong vênh hay nứt gãy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Gỗ sồi tự nhiên chống thấm nước kém nên dễ bị giãn nở gây hư hại nội thất khi bố trí hay lắp đặt ở những khu vực nóng ẩm.
Quy trình sản xuất gỗ sồi đạt chuẩn
Sơ chế gỗ sồi là bước bắt buộc các nhà sản xuất bắt buộc phải làm nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nội ngoại thất. Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ sồi chuẩn nhất hiện nay.
Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu là khâu rất quan trọng, nhằm đảm bảo được sự chủ động về nguyên liệu và ổn định về giá cả cho các sản phẩm gỗ sau này. Những cây gỗ đủ tuổi trong rừng sẽ được phép khai thác và cắt hạ thành những khối gỗ sồi trụ tròn. Sau đó được vận chuyển về bãi gỗ của xưởng.
Tại đây quá trình chọn lọc và kiểm tra gỗ sẽ được diễn ra, nhằm phân loại thành các nhóm như: gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng để phục vụ cho những mục đích khác nhau.
Xử lý gỗ nguyên liệu
Bước 1: Xẻ gỗ
Khối gỗ trụ tròn sau khi đã phân loại sơ bộ sẽ được tiến hành xẻ thành những phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn bằng những loại máy cưa chuyên nghiệp. Công đoạn này, yêu cầu người thợ cần phải có kinh nghiệm để khi xẻ sẽ không bị hao gỗ và thành phẩm cũng sẽ không bị lỗi và ít bị nứt.
Bước 2: Sấy tẩm gỗ
Phôi gỗ sồi sau khi xẻ sẽ vẫn chứa một lượng nước lớn nên thường có độ ẩm rất cao. Nguồn nước này nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất và trạng thái của gỗ. Bởi vậy việc sấy tẩm phôi gỗ là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện trước khi gia công thành các sản phẩm nội thất.
Ở công đoạn này, gỗ sau khi xẻ sẽ được người thợ mang đi ngâm trong hóa chất chuyên dụng để chống mối mọt. Sau đó sẽ đưa vào lò sấy hơi nước để rút bớt lượng nước còn tồn đọng trong thân gỗ. Đây cũng chính là “bí quyết” để mang lại độ bền dài lâu cho những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ sồi.
Bước 3: Chọn lọc và phân loại gỗ
Sau công đoạn sấy, gỗ sồi sẽ được tiến hành lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí như độ mịn, kích thước, màu sắc, độ bị cong vênh, nứt nẻ… Việc lọc và phân loại này sẽ giúp loại bỏ những tấm gỗ không đạt chuẩn và lựa chọn được ra những tấm gỗ có kích thước, chất liệu phù hợp cho quá trình sản xuất từng loại nội thất.
Gỗ sồi có mấy loại? Cách phân biệt các loại gỗ sồi
Gỗ sồi được chia làm 2 loại chính là gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng. Hai loại gỗ này đều mang tất cả những đặc tính chung mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn, chúng ta sẽ thấy được mỗi loại gỗ lại có những đặc điểm riêng biệt. Chính những đặc điểm này đã quyết định đến tính ứng dụng của từng loại gỗ trong đời sống con người.
Gỗ sồi có mấy loại?
Gỗ sồi đỏ
Gỗ sồi đỏ là loại gỗ có xuất xứ từ cây sồi đỏ (Quercus rubra), thuộc họ Fagaceae. Đây là một loại gỗ quý, rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và trang trí nội thất.
- Màu sắc: Gỗ sồi đỏ có màu nâu đỏ đậm, đồng đều và đẹp mắt. Màu sắc này không thay đổi nhiều theo thời gian, giúp gỗ sồi đỏ duy trì vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng.
- Độ bền: Gỗ sồi đỏ có kết cấu rất chắc chắn và độ cứng cao. Điều này giúp cho loại gỗ trở thành một lựa chọn ưu tiên khi làm sàn nhà, bàn ghế, cầu thang, cửa,..
- Vân gỗ: Vân gỗ đẹp và đa dạng. Vân gỗ có thể có sự kết hợp của các sọc thẳng, nhiều đốm hình, tạo nên một thẩm mỹ độc đáo
- Khả năng chống mục: Gỗ sồi đỏ có khả năng chống mục tốt. Do vậy gỗ sồi đỏ thích hợp cho việc sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với nước, như nhà tắm, nhà bếp và sàn nhà gần vùng nước.
- Dễ chế biến: Gỗ hoạt động tốt với các công cụ cầm tay và máy móc. Đặc điểm cho phép các nhà sản xuất và thợ mộc làm việc với gỗ sồi đỏ một cách dễ dàng và linh hoạt.
>> Tìm hiểu thêm về cây sồi đỏ (Quercus rubra) TẠI ĐÂY
Gỗ sồi trắng
Gỗ sồi trắng là loại gỗ quý được lấy từ cây sồi trắng, một loài cây thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và châu Âu.
- Màu sắc: Gỗ sồi trắng có màu sắc tự nhiên từ gam màu vàng nhạt đến gam màu nâu nhạt. Màu sắc của gỗ có thể thay đổi theo tuổi của cây và quy trình chế biến.
- Vân gỗ: Gỗ sồi trắng có vân gỗ màu nâu đậm đan xen với những thớ sáng màu. Những vân gỗ nhỏ chạy dọc theo thớ gỗ tựa như những hạt mưa rơi.
- Độ cứng: Gỗ sồi trắng thuộc nhóm gỗ cứng vừa.
- Độ bền: Gỗ sồi trắng có tính năng chống mục nát và chống mối mọt tốt. Nó cũng có khả năng chịu được các yếu tố môi trường khắc nghiệt như độ ẩm hay thay đổi nhiệt độ.
Phân biệt gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng
Tiêu chí phân biệt | Gỗ sồi đỏ | Gỗ sồi trắng |
Màu sắc |
|
|
Vân gỗ | Thẳng, ít đốm | Đậm, đan xen giữa những thớ gỗ sáng màu, nhiều đốm |
Xuất xứ | Châu Âu | Châu Mỹ |
Giá gỗ sồi hiện nay
Mặc dù là loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu nước ngoài về Việt Nam nhưng giá bán của gỗ sồi lại không quá đắt đỏ. Hiện nay gỗ sồi nhập khẩu vô cùng đa dạng nhưng nhìn chung gỗ sẽ có giá trong khoảng từ 10.000.000 – 19.000.000 VNĐ/m3. Đây là con số mang tính chất tham khảo. Mức giá này sẽ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào quy cách xẻ gỗ ván rộng, dày ra sao.
Ứng dụng của gỗ sồi trong đời sống
Gỗ sồi được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất. Cùng xem qua một số sản phẩm, vật dụng phổ biến được từ gỗ sồi để thấy được giá trị thẩm mỹ cũng như sự đa năng của loại gỗ.
>> Xem ngay: 99+ Mẫu bàn giám đốc cao cấp nhập khẩu sang trọng mới nhất 2023
>> Xem thêm: 10+ mẫu ghế giám đốc gỗ sồi được yêu thích nhất hiện nay
>> Xem thêm: 68+ mẫu tủ tài liệu gỗ cao cấp cho mọi không gian
Một số lưu ý khi sử dụng gỗ sồi
Gỗ Sồi là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi không gian nội thất. Tuy nhiên bạn cũng cần biết đến những lưu ý dưới đây để có thể giữ cho những sản phẩm được làm bằng gỗ Sồi của bạn được bền đẹp.
- Trong thời gian sử dụng sản phẩm bằng gỗ Sồi, nên dùng khăn cotton khô, sạch lau những chất lỏng, bụi bẩn trên bề mặt bàn, không sử dụng khăn ẩm và tránh lau theo vòng tròn.
- Không tùy tiện dùng chất tẩy rửa để lau bề mặt vì hóa chất có thể mụ gỗ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
- Chỉ nên dùng chất đánh bóng dành riêng cho gỗ Sồi
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết về gỗ sồi. Mong rằng với những thông tin này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu được gỗ sồi là gỗ gì, ứng dụng của gỗ sồi trong đời sống. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về các dòng gỗ trên thị trường, hãy cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!