Bàn họp sơn PU là cái tên không còn xa lạ gì đối với mọi người, nó được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Vậy đặc điểm của bàn họp sơn PU là gì? Hãy cùng MyChair tìm hiểu ngay dưới đây.
Sơn PU là gì?
PU là viết tắt của polyurethane, là một loại polymer cứng, dùng để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ. Sơn PU là loại sơn cao cấp và sang trọng tạo cho bề mặt gỗ sáng bóng, chịu được nhiệt độ cao, chống ăn mòn. Lớp sơn PU giúp đồ gỗ không bị ẩm mốc và trầy xước, chống bám bụi và nước mang lại độ bền và tính thẩm mỹ cho đồ gỗ.
Sơn PU có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm của mặt gỗ, tạo màu sơn đẹp khi phun lên sản phẩm
- Sơn màu: tạo tính thẩm mỹ cho đồ gỗ
- Sơn bóng: tạo độ bóng, giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Cấu tạo bàn họp sơn PU
Mẫu bàn họp sơn PU có thể được làm từ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, tuy nhiên phần lớn được làm từ gỗ công nghiệp nhiều hơn. Chất liệu này có độ chịu lực và độ bền cao. Bàn không bị cong vênh, mối mọt và co ngót, giúp duy trì độ bền trong thời gian dài.
Bề mặt bàn được phủ lớp sơn PU cao cấp. Lớp sơn bảo vệ chất liệu gỗ bên trong và tạo màu cho bàn họp. Ngoài ra, sơn PU còn có độ bám dính cao, chống chịu thời tiết và không bị phai màu theo thời gian.
Đặc điểm nổi trội nhất của bàn họp sơn PU
Tính thẩm mỹ cao
Một điểm nổi bật của bàn họp phủ sơn PU là bề mặt của nó được phủ lớp sơn PU. Lớp sơn này tạo nên một vẻ đẹp thẩm mỹ cho bàn, giúp bề mặt luôn sáng bóng và thu hút. Với việc sử dụng lớp sơn PU, bàn họp có thể giữ được vẻ đẹp lâu dài và kháng chịu được các tác động từ môi trường bên ngoài như trầy xước, va đập, hay ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.
Sự sáng bóng và đẹp mắt của bàn họp sơn PU giúp năng tầm không gian phòng họp, tạo ra một môi trường trang trọng, lịch sự và chuyên nghiệp hơn. Khi được sử dụng trong một buổi họp, nó có thể góp phần tạo cảm giác thoải mái và đem lại ấn tượng tốt đối với người sử dụng.
Chất liệu chất lượng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu bàn họp văn phòng để người dùng có nhiều sự lựa chọn nhưng theo khảo sát của chúng tôi, mẫu bàn họp phủ sơn PU vẫn được ưa thích và được mua nhiều nhất. Mẫu bàn này có thể được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Đặc điểm chung của các mẫu bàn phòng họp sơn PU này là mang đến sự trang nhã, lịch thiệp và phù hợp với không gian phòng họp nghiêm túc. Ngoài ra, những mẫu bàn này còn có phong cách truyền thống sang trọng.
Bàn họp từ gỗ tự nhiên được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Chất liệu này cũng rất bền và thân thiện với môi trường, phù hợp với văn phòng hiện đại. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là dễ bị cong vênh và có giá thành cao. Do đó, nhiều người dùng thường chọn mua bàn họp từ gỗ công nghiệp. Chất liệu này giảm thiểu tình trạng mối mọt và ẩm mốc, phù hợp với thời tiết ở khu vực bắc Việt Nam. Gỗ công nghiệp cao cấp có độ bền và đẹp, và khi được phủ lớp sơn PU, bàn không bám bụi.
Kích thước và kiểu dáng đa dạng
Mẫu bàn họp chuyên dụng cho cuộc họp doanh nghiệp hoặc cuộc họp cổ đông thường có kích thước đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thành viên tham dự. Các bàn họp này thường có thiết kế không giống nhau và trang trọng, đặc biệt là bàn họp của ban điều hành hoặc lãnh đạo. Tuy nhiên, thiết kế của các mẫu bàn họp giao ban thường tối giản hơn, nhưng không đơn điệu. Chúng được thiết kế để tạo sự tinh tế và đẹp mắt.
Bàn họp sơn PU có thể được kết hợp với nhiều loại ghế phòng họp, để tạo sự tiện nghi và thể hiện đẳng cấp của phòng họp. Sản phẩm nội thất quan trọng như bàn ghế họp đóng vai trò quan trọng trong thành công của cuộc họp và công ty. Vì vậy, doanh nghiệp không thể thiếu các thiết bị cần thiết như bàn ghế họp để tạo điều kiện thuận lợi và chuyên nghiệp cho các cuộc họp.
>> Xem thêm: Top các mẫu bàn họp cho 4, 6, 8, 10, 12, 15, 20, 30, 40 người
Giá thành đa phân khúc
Hiện nay, bàn họp sơn PU có mức giá khá đa dạng, từ tầm trung đến cao cấp. Điều này cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn dựa trên điều kiện tài chính của họ. Tùy thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, họ có thể tìm kiếm và chọn mua các loại bàn phòng họp phù hợp.
Nếu nguồn lực tài chính hạn hẹp, không cần quá lo lắng vì trên thị trường vẫn có những mẫu bàn họp có giá cả tầm trung nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Tầm trung không chỉ ám chỉ giá thành phải rẻ mà còn liên quan đến mức độ chất lượng và tính năng của sản phẩm. Vì vậy, khách hàng có thể tìm kiếm những mẫu bàn họp tầm trung có chất lượng tốt và đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của mình mà vẫn trong ngân sách đề ra.
Quá trình phun sơn PU bàn họp
- Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ
Sau khi chà nhám bề mặt bàn họp bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có thể để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định có dùng bả bột hay không. Tuy nhiên, với phần lớn sơn PU đều yêu cầu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý đến mẫu sơn có yêu cầu thể hiện vân gỗ hay không? Nếu có thì bã bột sẽ là bột màu (thông thường là bột màu đen hoặc nâu). Việc thực hiện bã bột trước mục đích là để lấp đầy các tim gỗ và vết nứt trên bề mặt. Việc thực hiện này đảm bảo lớp sơn mịn và đều, không bị trám các khe hở sau khi sơn.
- Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thường sơn lót được pha theo tỉ lệ 2:1:3. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng có thể được tăng, giảm theo yêu cầu hoặc cho thêm các chất phụ gia khác tùy theo độ bay hơi của sơn. Bởi vì, việc bay hơi nhanh có thể làm cho mặt sơn bị nổi bọt khí, trông rất tệ và mất nhiều thời gian để sửa chữa. Nếu làm tốt bước này, các loại tim gỗ nhỏ đã thực hiện ở bước 1 sẽ được lấp đầy lại 1 cách hoàn hảo cũng như giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU.
- Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Sau khi lớp sơn lót lần 1 khô hoàn toàn, thợ cần tiếp tục xả nhám P320, tăng độ mịn cho bề mặt. Một số ý kiến cho rằng, sơn lớp lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên, sơn lót lần 2 giúp cho sơn màu đẹp hơn và còn giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm. Để có một bàn họp sơn PU đẹp, bạn nên thực hiện tuần tự các bước này, về chất kiệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỉ lệ như bước 2, thời gian chờ khô khoảng 25 – 30 phút.
- Bước 4: Phun màu
Sơn màu cần thực hiện 2 lần sơn. Việc pha màu sơn cần thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Lần đầu tiên, bạn cần sơn 90% mẫu màu yêu cầu, sau đó bạn đợi một lúc và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn thứ 2, thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu, bước này do thợ sơn có kinh nghiệm thực hiện. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ, do đó bạn cần có phòng tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.
- Bước 5: Phun bóng bề mặt
Tùy theo mẫu sơn mà chúng ta cần chọn độ bóng thích hợp. Có nhiều cấp độ bóng khác nhau như cấp độ 10%, 20%, 50% lên đến 70% và 100%. Cần xem xét điều kiện môi trường cũng như thời tiết để thêm bớt chất phụ gia làm giảm tốc độ bay hơi.
- Bước 6: Bảo quản
Để sản phẩm sau khi sơn hoàn thành sơn PU ở nơi khô ráo từ 12 – 16 tiếng cho cả quá trình sơn.
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản bàn họp sơn PU
Cách bảo quản bàn họp sơn PU
Để luôn giữ được vẻ đẹp bền bỉ, bàn họp phủ sơn PU cần tránh đặt tại những khu vực ẩm ướt. Vì chủ yếu các sản phẩm bàn họp đều được làm từ gỗ công nghiệp, nên dễ bị hư hỏng do tác động của hơi nước. Đồng thời, không để bàn họp chịu tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời, vì nó có thể làm bàn họp cong vênh, giảm tuổi thọ sản phẩm. Hạn chế để các vật sắc nhọn trên mặt bàn, tránh làm trầy xước.
Khi mới lắp đặt bàn họp, bàn họp có thể bị ám mùi sơn, gây khó chịu cho người sử dụng. Để khử mùi hiệu quả và tiết kiệm, bạn hãy để giấm ăn hoặc trà khô dưới ngăn bàn. Những nguyên liệu này không chỉ rẻ, dễ kiếm mà còn bảo vệ sức khỏe, tăng độ bền cho sản phẩm.
Vệ sinh bụi bẩn
Để làm sạch bụi bẩn, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để lau, máy hút bụi hoặc chổi lông gà để quét sạch bụi. Để đảm bảo độ sáng bóng và sạch sẽ trước mỗi cuộc họp, hãy thực hiện việc làm sạch nhiều lần. Lưu ý bạn chỉ sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bàn họp sơn PU. Điều này sẽ giúp tránh trầy xước lớp sơn bóng trên bàn họp. Bạn nên hạn chế sử dụng bàn chải vì nó có thể làm bong tróc và xước, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền bàn họp.
Vệ sinh bàn họp có vết cứng đầu
Bàn họp không thể tránh khỏi bị bám mực hoặc các vết bẩn từ đồ uống. Vì vậy, khi vệ sinh, cần loại bỏ và làm sạch chúng đúng cách. Bạn chà sạch và sử dụng các chất vệ sinh chuyên dụng cho nội thất văn phòng. Sau đó, sử dụng một khăn ẩm để bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt nhất. Không nên dùng các vật nhọn để loại bỏ các vết bẩn, vì nó làm cho bàn họp bong tróc và trầy xước bề mặt bàn.
>> Xem thêm: Mẹo sửa chữa bàn họp nhanh chóng mà không cần đến thợ
Mua bàn họp sơn PU ở đâu chất lượng và uy tín?
Trên thị trường có nhiều địa điểm cung cấp bàn họp sơn PU khiến bạn không biết mua ở đâu để đáp ứng nhu cầu của mình. Nội thất văn phòng MyChair là địa chỉ cung cấp nội thất văn phòng chất lượng, uy tín mà bạn không nên bỏ qua. Với sự phát triển không ngừng, luôn mang đến những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, MyChair đã trở thành địa điểm quen thuộc của đại đa số khách hàng/đối tác trên toàn quốc.
Hơn 1000 sản phẩm từ bàn ghế giám đốc, bàn ghế văn phòng, bàn họp, ghế tiếp khách,… đa dạng màu sắc và kích thước, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Các mẫu bàn phòng họp phủ sơn PU tại đây đều được làm bằng chất liệu gỗ cap cấp phủ sơn bóng láng, chống cong vênh, chống mối mọt, chống trầy xước. Thiết kế tinh tế với các chi tiết được hoàn thiên tủ mỉ nhằm mang lại không gian chuyên nghiệp. Đến với MyChair bạn sẽ không phải mua sắm một mình, đội ngũ hân viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, luôn giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Bên cạnh đó, Nội thất văn phòng MyChair có chính sách bảo hành sản phẩm 24 – 36 tháng và bảo dưỡng miễn phí 6 tháng/lần trong vòng 5 năm, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm, giao hàng nhanh chóng và đúng giờ được hẹn.
Thông tin liên hệ:
- Điện thoại: 0942 90 2468
- Website: https://mychair.vn/
- Địa chỉ showroom tại TP. HCM: Số 345 – 347 Trần Phú, Phường 8, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
- Địa chỉ showroom tại HN: Tầng 1 – Tòa nhà CT4 Vimeco, Đường Tú Mỡ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội