Trong quá trình sử dụng, bàn họp không thể tránh khỏi những lỗi bị trầy xước, hư hỏng hay bám bẩn. Vậy có cách sửa chữa nào khắc phục nhanh chóng mà không cần đến thợ không. Hãy cùng MyChair tìm hiểu các mẹo sửa chữa bàn họp đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng ngay trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Mẹo sửa chữa bàn họp bị trầy xước
Hiện nay, bàn họp được làm từ các vật liệu chống trầy xước hoặc được phủ một lớp chống trầy xước. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi việc bàn phòng họp bị trầy xước do va đập mạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật sắc nhọn trong quá trình sử dụng. Để không làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của bàn họp, bạn có thể khắc phục vết xước theo những cách sau.
Khắc phục mặt bàn có vết trầy xước nhỏ
Sửa chữa bàn họp bị trầy xước bằng sáp màu
Rất nhiều người sử dụng sáp màu để khắc phục lỗi trầy xước trên mặt bàn rất hiệu quả và dễ thực hiện. Bạn có thể làm theo bước sau:
- Bước 1: Chọn sáp màu có màu tương tự như màu của mặt bàn gỗ
- Bước 2: Dùng đầu của viên sáp chà nhẹ lên vết trầy xước, đảm bảo sáp đi vào khe hở và lấp đầy vết trầy xước.
- Bước 3: Loại bỏ sáp thừa và làm sạch vùng xung quanh vết trầy xước bằng khăn mềm và sạch. Hoặc dùng dầu bóng đánh lên bề mặt gỗ bị xước.
Dùng bã cà phê để làm mờ vết xước trên bàn
Sau khi lọc cà phê để uống, bạn đừng vội bỏ đi bã cà phê bởi chúng có thể làm mờ vết xước trên bàn gỗ cực kỳ hữu hiệu.
- Bước 1: Sử dụng bã cafe khi còn ấm đặt lên bề mặt trầy xước, sau đó dùng khăn chà bã cà phê. Áp lực vừa phải và chà theo hướng vân gỗ.
- Bước 2: Sau khi chà, để bã cà phê khô tự nhiên.
- Bước 3: Sau khi bã cà phê khô hoàn toàn, sử dụng khăn ẩm lau nhẹ bề mặt.
Sửa chữa bàn họp bằng sáp ong đánh bóng chuyên dụng
Nếu bạn muốn đánh bay vết trầy xước hiệu quả và nhanh chóng thì hãy thử dùng sáp ong đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng. Cách này được đánh giá là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện như sau: Lấy một lượng nhỏ dung dịch lên bề mặt cần đánh bóng và dùng khăn mềm lau lại là có thể làm mờ vết trầy xước và giúp bề mặt gỗ sáng bóng hơn.
Làm mờ vết xước bằng quả óc chó
Trong quả óc chó (hoặc hạnh nhân) có chứa lượng dầu bóng tự nhiên. Do đó, bạn có thể sử dụng nó để làm mờ đi vết xước trên mặt bàn họp gỗ. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bóc vỏ óc chó (hoặc hạnh nhân) để lấy phần hạt bên trong. Chú ý chỉ sử dụng phần hạt và không sử dụng vỏ, vì phần hạt chứa dầu bóng tự nhiên hữu ích cho việc khắc phục vết trầy xước.
- Bước 2: Sử dụng phần hạt óc chó (hoặc hạnh nhân) chà trực tiếp lên vết trầy xước trên bề mặt bàn họp bị trầy xước. Sử dụng lực vừa phải và chà theo hướng của vân gỗ. Chà khoảng từ 5 lần đến 10 lần.
- Bước 3: Lặp lại quá trình chà cho đến khi vết trầy xước mờ đi và không còn rõ ràng. Mỗi lần chà nên cách nhau khoảng 10 phút để cho dầu bóng tự nhiên thẩm thấu.
Dùng dầu ô liu
Với những vết xước nhẹ, có độ sâu thấp và nhỏ, bạn có thể dùng dầu ô liu để xử lý đơn giản, thích hợp và dễ dàng nhất.
Bạn dùng một miếng vải mềm và sạch để thấm dầu ô liu. Sau đó, bạn chà nhẹ lên vết xước nhiều lần. Sau một khoảng thời gian nhất định, dầu sẽ ngấm vào trong gỗ một cách tự nhiên, giúp che mờ vết xước và làm bóng sản phẩm.
Đối với mặt bàn họp gỗ bị trầy xước lớn
Dùng keo dán và mùn cưa để khắc phục vết trầy xước
Đây là cách được nhiều người sử dụng để khắc phục vết trầy xước lớn trên bền mặt bàn họp. Cách này thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Dưới đây là cách thực hiện:
- Lấy một lượng nhỏ mùn cưa mịn và trộn nó với keo lỏng. Bạn có thể sử dụng một loại keo phổ biến được sử dụng để pha với vôi để quét tường. Trộn đều mùn cưa và keo cho đến khi hỗn hợp trở nên nhuyễn và đồng nhất.
- Sử dụng một công cụ nhỏ như que tre hoặc dao, nhồi hỗn hợp mùn cưa và keo vào các vết nứt trên bề mặt gỗ. Đảm bảo điền đầy và miết mịn hỗn hợp để đảm bảo nó lấp đầy hoàn toàn vết nứt.
- Sau khi hỗn hợp đã được nhồi vào vết nứt, sử dụng giấy nhám mịn để nhẹ nhàng đánh bằng phẳng bề mặt trên vùng đã trét. Điều này giúp làm cho bề mặt trở nên mịn màng và đồng đều so với các vùng xung quanh.
- Cuối cùng, bạn có thể sử dụng một lớp vecni (một loại sơn mờ) để đánh lên các chỗ đã được trét, đảm bảo chúng có màu sắc đồng nhất với bề mặt gỗ xung quanh. Nếu cần, sơn màu khác cho phù hợp với màu sắc tổng thể của đồ gỗ.
Sử dụng giấy nhám
Sử dụng giấy nhám là một trong những cách khắc phục phổ biến nhất. Bạn có thể mua giấy nhám ở khắp mọi nơi và sản phẩm cũng khá rẻ. Cách khắc phục như sau:
- Tìm mua giấy nhám tại các cửa hàng bán dụng cụ làm mộc hoặc các cửa hàng thiết bị điện. Chọn loại giấy nhám có độ mịn phù hợp
- Chà giấy nhám lên vết xước. Áp dụng áp lực vừa phải và di chuyển giấy giáp theo hướng của vết xước. Quá trình này giúp làm mờ vết xước và làm cho bề mặt gỗ trở nên mịn hơn.
- Sử dụng một khăn mềm và có thấm dầu olive, lau lại bề mặt gỗ sau khi đã chà bằng giấy nhám. Dầu olive giúp làm sạch và bảo vệ bề mặt gỗ.
- Đợi cho dầu olive khô hoàn toàn trên bề mặt gỗ. Sau đó, sử dụng một loại sơn có màu sắc tương đồng với màu gỗ ban đầu, và sơn đều lên phần gỗ đã được khắc phục. Đảm bảo sơn đều và mượt, để sơn khô hoàn toàn theo hướng dẫn trên sản phẩm sơn.
Mẹo sửa chữa bàn họp bị ố vàng, xỉn màu
Để khắc phục những vết ố vàng, xỉn màu trên bề mặt bàn họp, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Trộn nước ấm với một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ như xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch bề mặt gỗ.
- Sử dụng một miếng vải mềm hoặc bông mềm, nhúng vào dung dịch làm sạch và vắt để loại bỏ nước thừa. Lau nhẹ nhàng và đều đặn trên bề mặt bàn. Hãy chú ý không làm ướt quá mức bề mặt gỗ để tránh làm hư hỏng hoặc biến dạng.
- Sau khi lau chùi, dùng một miếng vải sạch đã được ngâm trong nước sạch để rửa lại bề mặt bàn, loại bỏ các tạp chất và chất tẩy rửa còn lại.
- Sử dụng một khăn sạch và khô để lau khô bề mặt bàn. Đảm bảo không để lại chất tẩy rửa hoặc nước trên bề mặt. Sau khi bề mặt khô, bạn có thể áp dụng một lớp bảo vệ như sáp hoặc dầu bảo vệ gỗ để tái tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt gỗ khỏi ố vàng và xỉn màu.
Mẹo sửa chữa chân bàn họp bị gỉ sét
Chân bàn họp làm bằng sắt dưới tác động của môi trường, nhiệt độ,… không tránh khỏi bị ăn mòn và gỉ sét, làm mất thẩm mỹ của phòng họp. Bạn có thể tham khảo một số mẹo khắc phục chân bàn gỉ sét dưới đây.
Sử dụng nước vo gạo: nước vo gạo có chứa các chất tẩy gỉ sét hiệu quả, chúng ta chỉ cần dùng khăn sạch đã thấm nước vo gạo, chà lên nhiều lần lên vết gỉ sét sẽ khiến những vết này biến mất.
Phèn chua: với công thức 1 lít nước sạch + 50g phèn chua, hòa tan hết phèn chua. Sau đó, bạn dùng khăn thấm và lau nhẹ bề mặt khung chân sắt gỉ sét, dùng cọ/ bàn chải chà nhẹ sẽ thấy hiệu quả ngay.
Giấm ăn: sử dụng giấm ăn chấm lên phần đang bị gỉ sét, dung dịch giấm sẽ tẩy được những đốm nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm một chút muối ăn vào trong dung dịch để tăng hiệu quả.
Sử dụng nước cốt chanh: bạn hãy lấy miếng chanh chà lên vết gỉ sét, chất axit trong chanh loại bỏ được vết gỉ dễ dàng.
Sunfat đồng ngậm nước: Hòa tan sunfat đồng vào nước, sau đó, bôi lên gỉ ở chất sắt từ 2 đến 3 lần, khoảng sau 1 tiếng thì vết gỉ sẽ biến mất.
Khoai tây: Lấy 1 củ khoai tây và cắt đôi ra, sau đó, ngâm vào trong một bát nước rửa chén pha thêm nước. Sau khi, ngâm đủ thời gian, dùng miếng khoai tây đã ngâm, đặt lên bề mặt kim loại bị gỉ.
Hành tây: Lấy củ hành tây và cắt đôi chiều ngang để tạo ra hai mặt cắt. Dùng mặt cắt xát vào phần đang bị gỉ sét cho tới lúc đánh sạch, quy trình này cần lặp lại vài lần.
Nước có ga: Nước có ga các loại có chứa một lượng lớn axit như cacbonat và axit + Axit citric (C6H8O7) + axit photphoric (H3PO4) + axit cacbonic (H2CO3),… Các chất này có công dụng hòa tan, loại bỏ rỉ sét, xỉn màu, tẩy gỉ sét, làm sạch bóng các sản phẩm bằng kim loại. Cách này vừa dễ sử dụng vừa tiết kiệm thời gian, chi phí.
Mẹo sửa chữa bàn họp bị bong tróc lớp sơn phủ
Hiện nay, các mẫu bàn họp đều được phủ một lớp sơn bảo vệ chống ẩm mốc, bảo vệ mặt bàn không bị trầy xước do va đập. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp sơn này bị bong tróc, màu sơn không còn nguyên bản. Lúc đó, bạn chỉ cần làm sạch và phủ lại một lớp sơn chuyên dụng như sơn PU.
Trước khi sơn, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có thể xác định chính xác thời gian khô và tiến hành các bước dưới đây:
- Bước 1: Trước khi sơn, bạn cần lấy giấy nhám để làm mịn bề mặt của gỗ, sử dụng dao nhỏ để loại bỏ đi nốt sần.
- Bước 2: Sau khi đánh xong, bạn lau lại bằng khăn mềm hoặc chổi có lông mềm dài phủi thật sạch sẽ bề mặt gỗ tránh trường hợp để lại sợi bám hoặc mạt bụi.
- Bước 3: Bạn quét từng lớp sơn mỏng, đều tay và chỉ theo một hướng, chỉ quét lớp sơn tiếp theo khi lớp trước đã thật sự khô.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách vệ sinh bảo dưỡng bàn họp hiệu quả và nhanh chóng
Như vậy trên đây, Nội thất văn phòng cao cấp MyChair đã chia sẻ đến bạn những mẹo sửa chữa bàn họp nhanh chóng mà không cần đến thợ sửa chữa. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn tự sửa chữa tại văn phòng, giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và tiền bạc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn chúng tôi làm về chủ đề gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!