Tin tức

Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường

Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường

Bạn đang ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp? Hay đơn giản là muốn tìm hiểu về cách thức vận hành của các doanh nghiệp? Hiểu về mô hình kinh doanh là bước đầu tiên để bạn có thể biến ý tưởng thành hiện thực và đạt được thành công trong kinh doanh. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Có các mô hình kinh doanh phổ biến nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cho bạn.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một bản thiết kế chi tiết về cách thức một doanh nghiệp hoạt động, tạo ra giá trị và thu lợi nhuận. Nó bao gồm các yếu tố như nguồn lực, hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ với khách hàng, các kênh phân phối, đối tác và cách doanh nghiệp tạo ra giá trị và thu nhập.

Khái niệm mô hình kinh doanh

Các thành phần chính của mô hình kinh doanh

Phân khúc khách hàng

Xác định các phân khúc khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau như thị trường đại chúng, thị trường ngách hay thị trường hỗn hợp. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm và định hướng của công ty.

Ví dụ, nếu công ty bán sản phẩm tiêu dùng thì hướng tới thị trường đại chúng. Còn nếu công ty bán hàng xa xỉ, thì chú trọng tới thị trường ngách.

Để xác định phân khúc khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Xác định nhu cầu khách hàng tiềm năng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Đánh giá năng lực của doanh nghiệp

Phân khúc khách hàng trong mô hình kinh doanh

Giải pháp giá trị

Giải pháp giá trị (Value Propositions) là những lợi ích đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng, là lý do tại sao khách hàng lựa chọn mua hàng của bạn thay vì từ nơi khác.

Giải pháp giá trị có thể chia thành hai nhóm chính:

  • Giá trị định lượng: bao gồm những yếu tố như giá cả cạnh tranh, khả năng tiết kiệm chi phí, tính linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu và hiệu suất vượt trội so với đối thủ.
  • Giá trị định tính: Đây là những lợi ích liên quan đến trải nghiệm và kết quả mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.

Để đạt được giải pháp giá trị tốt nhất, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và nâng cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, thậm chí khi hoạt động ổn định. Sự liên tục trong việc cải tiến và nâng cấp giúp bạn duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng được sự thay đổi trong nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Giải pháp giá trị trong mô hình kinh doanh

Kênh phân phối

Kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và bán hàng cho khách hàng. Đồng thời, kênh phân phối cũng liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo điểm tiếp xúc và tương tác với họ.

Có 2 loại kênh phân phối chính:

  • Phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào.
  • Phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp sử dụng các kênh trung gian để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng. Các kênh trung gian bao gồm đại lý bán hàng, nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ hoặc các nền tảng thương mại điện tử.

Khi lựa chọn kênh phân phối, các tiêu chí quan trọng bao gồm:

  • Chi phí: Lựa chọn kênh phân phối phải đảm bảo rằng chi phí phân phối là hợp lý và tối thiểu hoá để đạt tối đa hóa lợi nhuận.
  • Tiện lợi: đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thuận tiện cho họ.
  • Phạm vi: Kênh phân phối phải đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một phạm vi khách hàng rộng hơn, có thể sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau.

Kênh phân phối trong mô hình kinh doanh

Quan hệ với khách hàng

Xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.

Có nhiều cách để xây dựng mối quan hệ với khách hàng như:

  • Hỗ trợ cá nhân: Có nhân viên chăm sóc khách hàng từ A đến Z trong suốt quá trình
  • Tự phục vụ: Sử dụng công cụ trả lời tự động
  • Cộng đồng: Giao tiếp chung với nhiều nhóm khách hàng thông qua cách kênh như mạng xã hội.

Quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh

Dòng doanh thu

Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ nhiều nguồn doanh thu khác nhau. Dưới đây là một số nguồn doanh thu phổ biến và cách xác định mức giá hợp lý:

  • Bán sản phẩm, dịch vụ
  • Phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tiền cho thuê, cho vay, thế chấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Phí cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ.
  • Phí môi giới.
  • Phí quảng cáo.

Dòng doanh thu trong mô hình kinh doanh

Nguồn lực chính

Mô hình kinh doanh xác định những nguồn lực cần có để doanh nghiệp có thể hoạt động được. Nguồn lực chính bao gồm:

  • Nguồn quản lý vật lý (đất đai, tài sản, tài nguyên môi trường,…)
  • Nguồn lực tri thức (bằng sáng chế, công nghệ độc quyền,…)
  • Nhân lực
  • Tài chính

Nguồn lực chính trong mô hình kinh doanh

Hoạt động chính

Hoạt động chính (Key Activities) trong mô hình kinh doanh là các hoạt động kinh doanh chủ yếu mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hoạt động chính, tùy thuộc vào ngành nghề và mô hình kinh doanh của họ.

Hoạt động chính trong mô hình kinh doanh

Đối tác chính

Đối tác là một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh và thường được bỏ qua bởi nhiều người khi xây dựng mô hình kinh doanh.

Dưới đây là một số loại đối tác chính mà doanh nghiệp có thể có:

  • Đối tác giữa các doanh nghiệp không phải đối thủ: Đây là các đối tác có thể cung cấp nguồn lực, kỹ năng hoặc công nghệ mà doanh nghiệp không có.
  • Đối tác giữa các doanh nghiệp là đối thủ nhằm kích thích thị trường: Đây là các đối tác cùng hoạt động trong cùng một thị trường hoặc ngành công nghiệp.
  • Đối tác cùng đầu tư để tạo ra công việc kinh doanh mới
  • Đối tác có quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho hoạt động kinh doanh: Đối tác có thể là nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất thành phẩm hoặc nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

Tìm kiếm và duy trì mối quan hệ tốt với đối tác chất lượng, mang lại lợi ích lâu dài, như truyền cảm hứng sáng tạo, chia sẻ nguồn lực và khai thác cơ hội thị trường.

Đối tác chính trong mô hình kinh doanh

Cơ cấu chi phí

  • Chi phí cố định (Fixed costs): Là các chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp phải trả các chi phí này dù có hoạt động sản xuất hoặc không.
  • Chi phí biến động (Variable costs): Là các chi phí thay đổi theo mức độ sản xuất hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí biến động thay đổi tương ứng với sự biến động của sản lượng hoặc hoạt động kinh doanh.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp thường đặt mục tiêu giảm chi phí. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa việc giảm chi phí và duy trì chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự cạnh tranh và tạo lợi thế trên thị trường.

Cơ cấu chi phí trong mô hình kinh doanh

Vai trò của mô hình kinh doanh

  • Định hướng được con đường phát triển theo lộ trình được vạch sẵn chi tiết cho doanh nghiệp trong tương lai
  • Giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị bền vững từ các quy trình và quyết định của doanh nghiệp
  • Tiền đề xây dựng cho những lợi thế độc đáo mà đối thủ không thể sao chép được
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Mô hình kinh doanh độc đáo giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng và tăng thị phần.
  • Giúp doanh nghiệp thu hút nhà đầu tư và nhân tài
  • Doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh
  • Mô hình kinh doanh hiệu quả và tính cạnh tranh cao, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

4 bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là một bước quan trọng trong xây dựng mô hình kinh doanh thành công. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.

Để xác định nhu cầu của khách hàng, có nhiều phương pháp thu thập thông tin có thể được sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Cuộc điện thoại, email, hoặc gặp gỡ trực tiếp tạo ra một cơ hội để tạo quan hệ tương tác và thiết lập mối liên kết với khách hàng.
  • Khảo sát trực tuyến: Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến như Google Forms hoặc SurveyMonkey để tạo ra khảo sát và thu thập ý kiến và thông tin từ khách hàng.
  • Sử dụng mạng xã hội: Bạn có thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến, nhận phản hồi từ khách hàng, hoặc theo dõi các cuộc trò chuyện và bình luận liên quan đến ngành của bạn trên các mạng xã hội.
  • Phát tờ rơi hoặc quảng cáo: Bạn có thể sử dụng các mã giảm giá hoặc ưu đãi để khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin.

Khảo sát nhu cầu khách hàng để xác đinh mô hình kinh doanh

Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh

Việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ giải quyết vấn đề và trăn trở của khách hàng là mục tiêu quan trọng trong xây dựng một doanh nghiệp thành công. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có giá trị thực sự đối với khách hàng và có khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm của họ.

Khi lựa chọn ý tưởng kinh doanh, bạn có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Nhu cầu và khó khăn của khách hàng: Tìm hiểu kỹ về nhu cầu, khó khăn và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Xác định những lĩnh vực mà bạn có thể cung cấp giải pháp hiệu quả và tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng.
  • Đánh giá thị trường: Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Xem xét sự cạnh tranh và cơ hội phát triển trong lĩnh vực bạn quan tâm.
  • Sáng tạo và đổi mới: Hãy tìm cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đột phá và mang tính sáng tạo để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
  • Đánh giá khả năng của doanh nghiệp: Xem xét khả năng tài chính, nhân lực, kỹ năng và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp để đảm bảo rằng bạn có khả năng thực hiện ý tưởng kinh doanh một cách hiệu quả.
  • Theo dõi xu hướng và thay đổi: Thị trường luôn thay đổi, và doanh nghiệp cần theo kịp xu hướng mới và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt, không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để duy trì sự hấp dẫn và tương tác với khách hàng.

Lên ý tưởng kinh doanh

Bước 3: Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối phù hợp

Dưới đây là một số bước quan trọng trong quá trình hoạch định và quản lý chi phí sản xuất:

  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất.
  • Phân tích thông tin: Phân tích thông tin thu thập được để xác định các yếu tố có thể kiểm soát và các yếu tố không thể kiểm soát.
  • Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo chi phí đủ để bù đắp và tạo ra lợi nhuận, cùng với mức giá bán hợp lý để thu hút khách hàng.
  • Xây dựng kế hoạch chi phí: Xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho từng yếu tố chi phí.
  • Thực hiện kế hoạch: đảm bảo việc quản lý tài nguyên và quy trình sản xuất hiệu quả.
  • Theo dõi và kiểm soát: Điều này đòi hỏi việc theo dõi và so sánh các chi phí thực tế với kế hoạch, xác định và giải quyết các sai lệch, và thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu chi phí.

Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối cho mô hình kinh doanh

Bước 4: Hoàn thiện mô hình kinh doanh

Sau quá trình nghiên cứu, khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai mô hình kinh doanh, khả năng phát sinh vấn đề ngoài dự kiến là không tránh khỏi. Tuy nhiên, để có thể thích ứng và phát triển, doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những thay đổi.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh

Top 15 mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Mô hình kinh doanh online

Mô hình kinh doanh online đã trở thành một xu hướng phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Hình thức này thường xuất hiện trên các nền tảng như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và website.

Mô hình kinh doanh online mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Đối với doanh nghiệp, nó cung cấp một cách dễ dàng và chi phí thấp để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Đối với khách hàng, họ có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh sản phẩm, đặt hàng ngay trên thiết bị di động hoặc máy tính có kết nối Internet, và nhận hàng tại địa chỉ mong muốn.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh online cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường. Đồng thời, các công nghệ và công cụ phân tích dữ liệu cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tăng cường trải nghiệm của khách hàng.

Mô hình kinh doanh online

Mô hình kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Trong mô hình kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm, quan trọng là xây dựng một quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng và giá trị. Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra và duy trì sự hứng thú của khách hàng. Khi đã xây dựng được lòng tin và lòng trung thành từ khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để bán các sản phẩm hoặc dịch vụ khác với giá trị và chi phí cao hơn.

Mô hình kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Mô hình ẩn doanh thu

Mô hình ẩn doanh thu thông qua việc cung cấp các ứng dụng miễn phí cho người dùng, sau đó thu thập và phân tích thông tin về hành vi, sở thích và dữ liệu cá nhân của họ. Các doanh nghiệp có thể bán dữ liệu này cho các nhà quảng cáo, cho phép họ tiếp cận mục tiêu khách hàng dựa trên thông tin được thu thập từ người dùng.

Mô hình ẩn doanh thu

Mô hình kinh doanh trên thị trường đa chiều

Với mô hình kinh doanh trên thị trường đa chiều (còn được gọi là “platform business model”), doanh nghiệp đóng vai trò là một sàn giao dịch hoặc nền tảng kết nối giữa hai bên khác nhau, thường là người mua và người bán. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp trong mô hình này là cung cấp dịch vụ cho cả hai bên, tạo điều kiện thuận lợi để họ giao dịch hoặc tương tác với nhau.

Ví dụ: Linkedin đã bán dịch vụ đăng ký cho quản lý nhân sự để hỗ trợ tìm kiếm những ứng viên thích hợp. Song song, Linkedin cũng cung cấp dịch vụ đăng ký cho những người tìm kiếm việc làm.

Mô hình kinh doanh trên thị trường đa chiều

Mô hình bán hàng trực tiếp

Mô hình bán hàng trực tiếp là một hình thức kinh doanh trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến người tiêu dùng mà không thông qua các kênh trung gian như cửa hàng bán lẻ truyền thống. Mô hình này cho phép doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng và kiểm soát quy trình bán hàng một cách toàn diện.

Ví dụ: Dell chủ yếu bán sản phẩm máy tính cá nhân và các thiết bị liên quan trực tiếp thông qua kênh bán hàng qua điện thoại và trực tuyến. Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp từ Dell thông qua cuộc gọi điện thoại, truy cập vào trang web của họ hoặc gửi email.

Mô hình bán hàng trực tiếp

Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Mô hình nhượng quyền (franchising) là một mô hình kinh doanh phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Trong mô hình này, một doanh nghiệp (franchisor) cho phép một bên thứ ba (franchisee) sử dụng tên thương hiệu, quy trình kinh doanh, sản phẩm và/hoặc dịch vụ của mình trong một khoảng thời gian nhất định và trong một khu vực xác định.

Ví dụ: thương hiệu áp dụng mô hình này như Starbucks, Subway, McDonald’s, Domino’s Pizza,…

Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Mô hình kinh doanh bản trả phí Freemium

Mô hình kinh doanh bản trả phí Freemium là sự kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí. Trong mô hình này, doanh nghiệp cung cấp một phiên bản cơ bản hoặc giới hạn của sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên, có những tính năng hoặc quyền lợi bị hạn chế hoặc khóa lại trong phiên bản miễn phí.

Mục đích của việc cung cấp phiên bản miễn phí là để thu hút và nắm bắt được sự quan tâm của người dùng. Nếu họ cảm thấy hài lòng với trải nghiệm miễn phí và cần thêm tính năng hoặc quyền lợi cao cấp hơn, họ có thể chọn nâng cấp lên phiên bản trả phí.

Mô hình kinh doanh bán trả phí freemiun

Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc

Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc (vertical integration) là một hình thức kinh doanh trong đó một doanh nghiệp sở hữu và điều hành các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho đến khách hàng cuối cùng.

Trong mô hình này, doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình bằng cách sở hữu và kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, phân phối và bán hàng.

Ví dụ: Luxottica, được sáng lập bởi Leonardo Vecchio, đã mua lại tất cả các chuỗi cung ứng, của hàng bán lẻ của ngành quang học, kính mắt trên toàn cầu. Sau khoảng vài thập kỷ áp dụng, doanh thu của thương hiệu đã chạm đến mức 9 tỷ đô la.

Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng theo chiều dọc

Mô hình Privacy

Vấn đề về quyền riêng tư trực tuyến đã trở thành một vấn đề quan trọng trong thời đại Internet và sự phát triển của các công ty thu thập dữ liệu người dùng. Mô hình Privacy là một phương pháp được áp dụng để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân và đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân không bị theo dõi, quan sát hoặc sử dụng một cách trái phép.

Ví dụ: Công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đã áp dụng mô hình Privacy nhằm cung cấp cho người dùng một trải nghiệm tìm kiếm trực tuyến an toàn và riêng tư hơn. DuckDuckGo không theo dõi người dùng, không lưu trữ thông tin cá nhân, và không bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba. Thay vào đó, công cụ này tập trung vào việc cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và bảo mật cho người dùng.

Mô hình privacy

Mô hình tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing

Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một hình thức kinh doanh trực tuyến trong đó người tiếp thị quảng cáo và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác thông qua các liên kết đặc biệt được cung cấp cho họ. Khi khách hàng sử dụng liên kết đó để mua hàng hoặc xem sản phẩm/dịch vụ, người tiếp thị sẽ nhận được một khoản hoa hồng hoặc phí trả lại từ người bán hàng hoặc mạng tiếp thị liên kết.

Ví dụ: các KOL/Reviewer trên TikTok, Facebook,… có thể kiếm tiền hoa hồng bằng cách giới thiệu sản phẩm trên Lazada và Shopee và gắn đường link sản phẩm tiếp thị trong bài viết hoặc video của mình.

Mô hình tiếp thị liên kết

Mô hình kinh doanh Agency

Mô hình Agency là một mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ marketing và quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. Nhân sự của một agency thường là các chuyên gia marketing có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ có kiến thức và kỹ năng để tư vấn, thiết kế và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả cho khách hàng.

Ví dụ, về hợp tác giữa thương hiệu Durex và Agency Dentsu Aegis để thực hiện các chiến dịch marketing độc đáo nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút sự quan tâm của người dùng.

Mô hình kinh doanh agency trong mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh cố vấn

Mô hình kinh doanh hình thức cố vấn là một mô hình trong đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư vấn thường thu phí từ khách hàng theo giờ, theo ngày hoặc theo dự án.

Ví dụ: HRchannel là một doanh nghiệp tư vấn trong lĩnh vực tuyển dụng nhân tài. Ngoài việc cung cấp dịch vụ tuyển dụng, HRchannel còn cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo để giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động.

Mô hình kinh doanh cố vấn

Mô hình kinh doanh đồng đẳng

Mô hình kinh doanh đồng đẳng (Peer to Peer) là một mô hình trong đó doanh nghiệp hoạt động như một nhà trung gian kết nối trực tiếp giữa hai bên cung và cầu. Doanh nghiệp không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp mà tạo ra một nền tảng hoặc sàn giao dịch để cho phép người mua và người bán tương tác, thực hiện các giao dịch và thu lợi nhuận từ khoản phí hoa hồng sau mỗi lần giao dịch thành công.

Ví dụ: Shopee là một sàn thương mại điện tử hoạt động như một nền tảng để người bán và người mua có thể giao dịch trực tuyến. Khi một giao dịch được hoàn thành, Shopee sẽ thu phí dịch vụ từ người bán, thường là một phần trăm (ví dụ: 5%) từ giá trị đơn hàng.

Mô hình kinh doanh đồng đẳng

Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký

Mô hình kinh doanh đăng ký là một mô hình trong đó doanh nghiệp thu lợi nhuận từ việc người dùng trả phí để sử dụng dịch vụ theo chu kỳ cố định, chẳng hạn như hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm. Người dùng có quyền tiếp tục sử dụng dịch vụ bằng cách gia hạn đăng ký trong mỗi chu kỳ.

Trong mô hình này, doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ hấp dẫn và giá trị để thu hút và duy trì khách hàng.

Ví dụ: FPT Play là một dịch vụ xem phim giải trí trực tuyến, cho phép người dùng xem các bộ phim chiếu rạp và phim bom tấn mới. Người dùng phải trả phí đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký

Mô hình kinh doanh Blockchain

Blockchain là một công nghệ phân tán và mật mã hóa, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng các khối liên kết với nhau thông qua các liên kết mã hóa. Điều đặc biệt là một khi một khối đã được thêm vào blockchain, nó không thể bị thay đổi hoặc xóa bỏ mà chỉ có thể được bổ sung thêm thông tin.

Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin về các giao dịch tiền điện tử và đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của dữ liệu. Northern Trust là một công ty quản lý tài sản và dịch vụ ngân hàng đầu tư sử dụng blockchain để nâng cao độ chính xác và hiệu quả của quá trình giải quyết giao dịch và giám sát tài sản.

Mô hình kinh doanh blockchain

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu là một hình thức trong đó một doanh nghiệp sở hữu và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau, bên cạnh thương hiệu chủ. Các thương hiệu này có thể hoạt động trong cùng một hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.

  • Giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh: Khi một thương hiệu nhánh gặp khó khăn hoặc không đạt được thành công như kỳ vọng, thì các thương hiệu khác trong mô hình có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng quá lớn.
  • Cơ hội tiếp cận đa dạng khách hàng và thị trường: Mỗi thương hiệu có thể được thiết kế và quảng bá để hướng đến mục tiêu và đối tượng khách hàng riêng biệt.

Ví dụ: Unilever (Lifebuoy, Dove, Vim, Knorr, Close Up…) và P&G (Comfort, Head&Shoulder, Tide, Downy,…).

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu

Tóm lại bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến mô hình kinh doanh và một số các mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường. Nếu bạn còn có thắc mắc hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết để được giải đáp nhanh nhất. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.