Gỗ keo là gì? Gỗ keo có tốt không? Gỗ keo sử dụng làm gì? là thắc mắc của khá nhiều khách hàng. Trên thực tế, gỗ keo là loại gỗ phổ biến trong ngành nội thất và xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về chất lượng và giá trị sử dụng của loại gỗ này. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về gỗ keo, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của gỗ keo trong đời sống.
Gỗ keo là gì?
Gỗ keo là loại gỗ được khai thác từ cây keo, có màu vàng trắng và có vân trên bề mặt. Cây keo là một loại cây thân gỗ, thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ Úc và châu Phi. Cây keo được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới vì nó dễ trồng, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau.
Ở Việt Nam, cây keo được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc như Thái Nguyên, Lào Cai và các khu vực khác. Cây keo thuộc nhóm III trong danh sách gỗ của Việt Nam, với 2 loại nổi tiếng nhất là Keo Lai và Keo Dậu.
Đặc điểm sinh trưởng của cây gỗ keo
- Thân cây
Cây keo có khả năng thích nghi tốt trong môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng, kể cả trong môi trường khắc nghiệt và hạn hán, tốc độ sinh trưởng của loài cây này vẫn rất tốt. Thân cây keo thẳng, đường kính khi cây trưởng thành khoảng 40cm – 50cm. Cây keo được trồng từ 10- 15 năm với mục đích lấy gỗ và từ 7- 10 năm với mục đích lấy nguyên liệu làm bột giấy. Khi cây non, vỏ khá mịn, khi trưởng thành thì vỏ cây sần sùi và có màu nâu đậm.
- Lá keo
Lá cây keo có hình lông chim, phẳng bẹt. Cuống lá hướng về hướng mặt trời giúp hạ nhiệt cho cây keo, bảo vệ cây không bị nóng quá. Một số loại cây keo sinh trưởng ở vùng đất khô cằn có thêm gai nhọn, sắc, bảo vệ cành lá.
- Hoa cây keo
Hoa keo nở thành chùm có màu vàng nổi bật, mỗi hoa có 5 cánh nhỏ. Thời điểm hoa nở rộ nhất cũng chính là lúc các quả keo sắp bước vào giai đoạn khô, sắp rụng.
- Hạt keo
Quả keo có hình dáng dẹt dài khoảng 13cm – 15cm, mỗi quả chứa tầm 15 – 20 hạt keo. Hạt keo có thể ăn được khi quả xanh, thường được dùng để trị giun. Đến khi quả chín rụng khỏi cây, hạt keo cũng bắt đầu chuyển sang màu đen.
Phân loại gỗ keo
Gỗ keo lai
Cây keo lai với khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc trồng gỗ. Loại cây này cũng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích ứng với thời tiết khô hạn, đã được trồng rộng rãi trên địa bàn Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ ở Việt Nam.
- Gỗ keo lai có màu vàng nhạt, dát gỗ màu trắng kem, lõi gỗ màu vàng nâu.
- Vân gỗ keo lai đẹp, có dạng xoắn ốc hoặc sóng nước.
- Gỗ keo lai có độ cứng cao, khả năng chịu lực, chống mối mọt và cong vênh tốt, do đó, chất lượng gỗ keo lai được đánh giá cao và ổn định.
- Gỗ keo lai thường được sử dụng trong sản xuất nội thất, ván sàn, dăm gỗ,…
Gỗ keo dậu
Cây keo dậu là một loại cây thường được trồng làm hàng rào bảo vệ khu vực trồng trọt hoặc sử dụng làm cây che nắng, che gió. Loại cây này thích hợp phát triển trên đất thông thoáng nước, đặc biệt là đất ven biển có tính chất ít chua. Cây có khả năng chịu khô tốt, tuy nhiên không thích ứng với đất úng nước.
Cây keo dậu trồng để cải thiện môi trường và kiểm soát đất cát, cung cấp nguồn nhiên liệu gỗ và sử dụng làm cây trang trí.
Gỗ keo dậu có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, vân gỗ tương đối thẳng và đều. Khả năng chịu lực và độ cứng trung bình. Gỗ keo dậu thường được sản xuất bột giấy và làm đồ nội thất.
Gỗ keo vàng
Cây keo vàng, còn có tên là Mimosa vàng, là một loại cây keo có chiều cao trung bình từ 3m – 8m. Khi cây còn nhỏ, vỏ cây có màu xám mịn, trong khi khi cây già, vỏ có màu nâu đậm và sần sùi.
- Gỗ keo vàng có màu vàng nhạt, dát gỗ màu trắng kem, lõi gỗ màu vàng nâu, vân gỗ dạng hình xoắn ốc hoặc sóng nước.
- Gỗ keo vàng dễ gia công, có thể sử dụng các dụng cụ mộc thông thường để cưa, bào, đục, gọt.
- Gỗ keo vàng thường được ứng dụng trong sản xuất nội thất, ván sàn, dăm gỗ và sản xuất giấy.
Keo tai tượng
Cây keo tai tượng là loại cây gỗ lớn, có chiều cao từ 7m – 30m và đường kính thân cây từ 25cm – 35 cm. Cây keo tai tượng thích hợp với vùng đất ẩm, có khả năng thoát nước tốt và có thể trồng tập trung hoặc phân tán.
- Chất gỗ cứng, nặng, tỷ trọng trung bình 0,65-0,75 g/cm³.
- Độ bền cao, chịu lực tốt, ít cong vênh, mối mọt nếu được xử lý tốt.
- Khả năng chịu nước và axit tốt.
- Dễ gia công, chế biến.
- Gỗ keo tai tượng được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm trong ngành nội thất (bàn ghế, giường tủ, kệ tivi,…), ngành xây dựng (dầm, cột, kèo,…), ván sàn, ván ép, giấy, bột giấy,…
Gỗ keo có tốt không?
Để biết gỗ keo có tốt không, bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua về ưu và nhược điểm của dòng gỗ này.
Ưu điểm:
- Tốc độ sinh trưởng nhanh và trồng được quy mô lớn, đáp ứng nhanh nhu cầu cao về nguồn gỗ
- Gỗ keo ít bị tác động bởi mối mọt, độ cứng cáp và dẻo dai
- Chống chịu bệnh tốt, dễ trồng và chăm sóc
- Chất lượng gỗ ổn định, không bị hiện tượng cong vênh và co ngót
- Gỗ keo dễ gia công, chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Giá thành rẻ hơn các loại gỗ khác
- Tính thẩm mỹ và độ bền cao
Nhược điểm:
- Gỗ keo có nhiều mắt gỗ, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.
- Khả năng chịu lực hạn chế, không cao so với các loại gỗ khác
- Màu sắc không quá nổi bật
Như vậy, gỗ keo là một loại gỗ tốt, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nếu bạn cần một loại gỗ phù hợp với nguồn tài chính hạn chế và không yêu cầu khả năng chịu lực quá cao, gỗ keo có thể là một lựa chọn hợp lý.
>> Có thể bạn quan tâm: Gỗ hương là gỗ gì? Tất cả thông tin về gỗ hương mà bạn nên biết
Ứng dụng của gỗ keo trong đời sống
Công nghiệp chế biến gỗ
Trong ngành sản xuất giấy, gỗ keo được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy và các sản phẩm giấy liên quan. Gỗ keo có sợi dẻo và mịn, tạo ra một chất liệu tốt để sản xuất giấy chất lượng cao.
Ngoài ra, gỗ keo cũng được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Với tính chất dẻo dai và dễ gia công, gỗ keo có thể được tạo thành các sản phẩm nội thất đa dạng như bàn, ghế, tủ, giường và nhiều hơn nữa.
Ứng dụng trong ngành xây dựng
Gỗ keo được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng với những ưu điểm như: giá thành rẻ, chất lượng tốt, độ bền cao, dễ gia công. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của gỗ keo trong ngành xây dựng:
- Cốp pha: Gỗ keo được sử dụng để làm cốp pha cho các công trình bê tông như dầm, cột, sàn, móng nhà. Gỗ keo có độ cứng cao, chịu lực tốt nên có thể chịu được tải trọng của bê tông ướt.
- Giàn giáo: Gỗ keo được sử dụng để làm giàn giáo cho các công trình xây dựng. Gỗ keo có độ dài và độ cứng phù hợp để làm giàn giáo, giúp công nhân thi công an toàn và hiệu quả.
- Ván sàn: Gỗ keo được sử dụng để làm ván sàn cho nhà ở, văn phòng, nhà xưởng. Ván sàn gỗ keo chịu nước tốt, chống mối mọt, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho công trình.
- Cửa đi, cửa sổ: Gỗ keo được sử dụng để làm cửa đi, cửa sổ cho nhà ở. Cửa gỗ keo có độ bền cao, chống cong vênh, mối mọt, giá thành rẻ.
- Trần nhà: Gỗ keo được sử dụng để làm trần nhà cho nhà ở. Trần nhà gỗ keo có độ bền cao, mang lại vẻ đẹp ấm cúng cho ngôi nhà.
- Pallet: Gỗ keo được sử dụng để làm pallet cho việc vận chuyển hàng hóa. Pallet gỗ keo có độ bền cao, giá thành rẻ, dễ dàng tái sử dụng.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp
Gỗ keo là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, đặc biệt là giấy kraft. Gỗ keo có hàm lượng cellulose cao, giúp tạo ra loại giấy dai, bền và có khả năng chịu nước tốt.
Gỗ keo còn được sử dụng để sản xuất dăm gỗ, nguyên liệu cho sản xuất bột giấy, ván ép và các sản phẩm gỗ khác. Dăm gỗ từ gỗ keo có chất lượng cao, giá thành rẻ, được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn gỗ là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Như vậy trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về gỗ keo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi “Gỗ keo có tốt không” và hiểu được về đặc điểm, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của gỗ keo trong đời sống. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!