Brainstorm được xem là 1 trong những phương pháp tư duy hiệu quả. Vậy brainstorm là gì? Quy trình brainstorm như thế nào? Trong quá trình brainstorm cần lưu ý những gì? Cùng Mychair tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Brainstorm là gì?
Brainstorm là phương pháp động não, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Trong quá trình này, các ý tưởng được đưa ra sẽ không cần suy nghĩ hay tính toán quá nhiều về tính hợp lý và khả thi.
Lợi ích khi sử dụng Brainstorm
Phương pháp động não này được sử dụng rất nhiều ở những nơi làm việc, học tập, đặc biệt được sử dụng khi làm việc nhóm. Khi áp dụng brainstorm, bạn sẽ cảm nhận rõ được những lợi ích sau:
- Cho phép bạn tự do suy nghĩ, thỏa sức sáng tạo mà không cần để ý nhiều đến các yếu tố xung quanh. Từ đó, giúp bạn kích thích não bộ, nâng cao khả năng tư duy.
- Khuyến khích sự hợp tác, kết nối liên tục giữa các thành viên trong 1 nhóm để đi đến được giải pháp cuối cùng
- Tạo ra 1 lượng lớn ý tưởng 1 cách nhanh chóng
- Nhanh chóng đi đến kết luận cuối cùng với sự đồng thuận của tất cả mọi người
- Giúp các thành viên cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi ý tưởng, không bị áp lực về khả năng và kỹ năng
Quy trình thực hiện brainstorm hiệu quả
Quá trình brainstorm bao gồm 5 bước: xác định vấn đề, đưa ra các quy định trong khi brainstorm, chia sẻ và ghi chép ý kiến, sàng lọc ý tưởng, đánh giá và đưa ra kết luận. Cụ thể:
Bước 1: Xác định vấn đề
- Đầu tiên, bạn cần phải xác định được đúng vấn đề cần brainstorm bằng cách trả lời những câu hỏi như: Các đối tượng liên quan đến vấn đề? Vấn đề vướng mắc ở đâu? Cần áp dụng những phương pháp và kỹ thuật nào để brainstorm?,…
- Các câu hỏi sẽ liên tục được đặt ra cho đến khi bạn tìm được đúng vấn đề tổng quát cần giải quyết.
Bước 2: Đưa ra các quy định trong quá trình brainstorm
Bước 2 này thường có nếu áp dụng phương pháp động não theo nhóm. Ở trong bước 2, phải xác định được ai là trưởng nhóm, ai là thư ký, các thành viên tham gia bao gồm những người nào?
Trưởng nhóm sẽ là người đề ra các quy tắc trong quá trình cả nhóm brainstorm:
- Tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người
- Bất kỳ ai cũng phải nêu lên ý kiến của mình
- Phản hồi ý kiến của người khác
- Không làm ồn khi mọi người đang suy nghĩ
- Ấn định thời gian brainstorm của nhóm
Nếu áp dụng phương pháp động não cho cá nhân, bạn cũng nên đưa ra 1 số quy tắc phù hợp với bản thân mình để quá trình brainstorm diễn ra 1 cách hiệu quả và nhanh chóng.
Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
Trong quá trình brainstorm hãy tích cực chia sẻ ý kiến, đồng thời ghi chép lại tất cả, cho dù những ý kiến đó rất phi lý. Nếu thực hiện nhóm, việc ghi chép này sẽ do thư ký đảm nhiệm. Bạn cũng có thể tự ghi chép nếu muốn.
Bước 4: Sàng lọc ý tưởng
Sau khi có được một lượng lớn ý tưởng, hãy xem xét chúng 1 cách cẩn thận và lựa chọn ra những ý tưởng có tính khả thi và độc đáo nhất.
Bước 5: Đánh giá và đưa ra kết luận
Mục đích của bước 5 là để xem xét lại các ý tưởng đã được chọn ở bước 4 một cách kỹ lưỡng, rồi đưa ra phương án cuối cùng. Khi này, trưởng nhóm phải đưa ra kết luận một cách khách quan, cân đối và thỏa đáng nhất.
Các phương pháp brainstorm phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp brainstorm được sử dụng phổ biến nhất là: Phương pháp thảo luận viết (Brainwriting), phương pháp brainstorm ngược và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy.
Phương pháp thảo luận viết (Brainwriting)
Phương pháp này có quy trình thực hiện khá đơn giản:
- Đầu tiên, tất cả mọi thành viên sẽ có 15 phút để suy nghĩ và viết ra giấy ít nhất 3-5 ý tưởng
- Sau 15 phút, mỗi người sẽ chuyển giấy cho người bên cạnh để có sự bổ sung và mở rộng ý tưởng từ họ
- Tiếp tục chuyển giấy theo vòng tròn cho đến khi tờ giấy được trở về với người đầu tiên
- Sau khi hoàn thành, trưởng nhóm sẽ chia sẻ các ý tưởng lên bảng để mọi người cùng thảo luận
Phương pháp brainstorm ngược
Phương pháp này đòi hỏi các thành viên phải đưa ra được những ý tưởng ngược lại với những ý kiến được đề xuất trước đó. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp gặp bạn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đưa ra các câu trả lời trực tiếp, xuôi chiều.
Cách thức thực hiện brainstorm ngược:
- Xác định rõ vấn đề, thách thức gặp phải và viết ra giấy/bảng
- Đảo ngược vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi như “Làm thế nào để tạo ra các phản ứng ngược lại?”, “Làm sao để gây ra được các hiệu ứng đó?”,…
- Các câu hỏi và câu trả lời sẽ liên tục được đặt ra có đến khi bạn cảm thấy đã thông suốt được vấn đề, hãy đảo ngược lại chúng để cho đưa ra giải pháp cho vấn đề ban đầu.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Mục đích của phương pháp này là giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề, nhằm đưa ra được các ý kiến tối ưu. Khi này, bạn sẽ lần lượt “đội” từng chiếc mũ, tương đường với việc tiếp cận vấn đề theo từng góc độ khác nhau. Trong đó:
- Mũ trắng: Xử lý thông tin cần thiết, đánh giá vấn đề khách quan dựa trên những dữ liệu sẵn có
- Mũ đỏ: Đánh giá vấn đề dựa trên cảm xúc và trực giác
- Mũ vàng: Đưa ra những suy, quan điểm tích cực về vấn đề
- Mũ đen: Đặt giả định các tính huống xấu, tiêu cực có thể xảy ra
- Mũ xanh lá cây: Tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp mới để giải quyết vấn đề
- Mũ xanh nước biển: Điều khiển quá trình brainstorm, đánh giá các ý kiến và đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Các kỹ thuật cần thiết nên áp dụng trong quá trình brainstorm
Các kỹ thuật được áp dụng trong quá trình brainstorm sẽ giúp bạn đạt được kết quả nhanh chóng và tốt nhất . Dưới đây là một số kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng:
- Kỹ năng tư duy ngược: Đảo ngược, phản biện các ý tưởng ban đầu để đưa ra các giải pháp độc đáo hơn, hoặc tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề không thể giải quyết theo chiều xuôi. Kỹ năng này thường được sử dụng với phương pháp brainstorm ngược.
- Starburst: Tập trung vào việc đưa ra những câu hỏi và đánh giá các ý kiến thay vì chỉ tập trung vào việc đưa ra các câu trả lời
- Kỹ năng bậc thang: Khuyến khích các thành viên trầm, ít năng động tham gia vào quá trình suy nghĩ và thảo luận của nhóm một cách tích cực hơn
- Round – robin brainstorming: Cho phép mỗi người tham gia vào quá trình brainstorm mà không bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân
- Rolestorming: Thành viên của nhóm sẽ đóng vai trò là 1 người khác để đưa ra các quan điểm và ý kiến khác biệt cho vấn đề thảo luận.
Một số lưu ý quan trọng trong quá trình brainstorm
Trong quá trình cá nhân hoặc nhóm brainstorm cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai brainstorm (Tốt nhất là lựa chọn lúc mọi người có nhiều năng lượng, tinh thần thoải mái để tránh tình huống thành viên tham gia với suy nghĩ là bị ép buộc)
- Lựa chọn địa điểm diễn ra cuộc thảo luận hợp lý, có thể là 1 phòng họp cách âm, một quán cà phê yên tĩnh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để tập trung suy nghĩ, động não
- Tìm hiểu kỹ vấn đề đang cần giải quyết, nắm rõ các yếu tố liên quan đến vấn đề
- Ghi chú lại hết tất cả các ý tưởng, không bỏ qua ý tưởng nào
- Tạo sự bình đẳng trong quá trình brainstorm
- Cởi mở với mọi dòng suy nghĩ
- Hạn chế việc chỉ trích nhau, gây ra xung đột, khiến cho mọi người cảm thấy tự ti về quan điểm của mình
- Cuộc thảo luận cần có sự tham gia của tất cả các thành viên liên quan để có được quyết định khách quan nhất cho vấn đề cần giải quyết
Brainstorm thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Phương pháp brainstorm được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh doanh đến sáng tạo nghệ thuật, thiết kế, giáo dục. Ví dụ:
- Trong kinh doanh và quản lý: Phương pháp này có thể sử dụng để tạo ra những chiến lược kinh doanh mới, phát triển sản phẩm, giải quyết vấn đề tài chính,…
- Trong tiếp thị quảng cáo, brainstorm có thể giúp bạn có được những ý tưởng sáng tạo, thậm chí là điên rồ nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng cao.
- Trong nghệ thuật và thiết kế: Sử dụng phương pháp tư duy này, bạn sẽ đưa ra được các ý tưởng mới trong thiết kế đồ họa, sản phẩm, kiến trúc, thiết kế trang web,…
- Trong giáo dục và đào tạo: Brainstorm khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của người học, nâng cao tinh thần học nhóm
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về brainstorm mà MyChair muốn chia sẻ với bạn đọc. Chúng tôi mong rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn đã biết brainstorm là gì, các hình thức brainstorm phổ biến cũng như ứng dụng của brainstorm trong các lĩnh vực. Nếu còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Có thể bạn quan tâm:
Sơ đồ tư duy là gì? Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo nhất
Kiểm soát nội bộ là gì? Những dấu hiệu “bất ổn” của hệ thống kiểm soát nội bộ