Mạ Crom là một trong những phương pháp xi mạ tiến tiến, mang đến những lợi ích vượt trội về độ cứng, khả năng chống ăn mòn và tính thẩm mỹ. Lớp mạ crom sáng bóng, bền bỉ, thách thức mọi môi trường khắc nghiệt, đồng thời khoác lên sản phẩm vẻ đẹp đầy mới mẻ. Trong bài viết này, bạn hãy cùng MyChair tìm hiểu mạ crom là gì, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của xi mạ crom trong đời sống.
Mạ Crom là gì?
Mạ Crom hay còn được gọi là xi mạ crom, là phương pháp xử lý bề mặt bằng cách phủ một lớp crom và hóa chất xi mạ của crom lên bề mặt của một vật kim loại. Lớp phủ này có tác dụng chống mài mòn và tăng thêm độ cứng cho bề kim loại. Ngoài ra, lớp crom này còn tạo cho bề mặt lớp màng bôi trơn giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Đặc điểm của mạ crom
- Độ bóng cao: Mạ crom mang lại độ bóng cao cho vật thể.
- Khả năng chống ăn mòn: Crom tạo ra một lớp rào cản bảo vệ vật thể khỏi bị han gỉ và ăn mòn.
- Độ cứng: Sử dụng mạ crom giúp tăng độ cứng của vật thể và giúp nó chống lại trầy xước và mài mòn.
- Dễ lau chùi: Mạ crom tạo ra một bề mặt nhẵn, dễ lau chùi và vệ sinh.
- Tính dẫn điện: Crom có tính dẫn điện tốt và có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất điện của một vật thể.
Phân loại mạ crom theo đặc tính
Phân loại | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng |
Mạ Crom chống ăn mòn |
|
|
|
Mạ Crom trang trí |
|
|
|
Mạ Crom cứng |
|
|
|
Mạ Crom hợp kim |
|
|
|
Ứng dụng của xi mạ crom trong đời sống
Xi mạ crom là kỹ thuật phủ một lớp crom mỏng lên bề mặt kim loại để tăng tính thẩm mỹ, độ cứng, khả năng chống ăn mòn và cải thiện hiệu suất hoạt động. Nhờ những tính năng này, xi mạ crom được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Ngành y tế: Giúp các dụng cụ y tế sáng bóng, dễ lau chùi và chống gỉ sét, đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng.
- Ngành điện – điện tử: Sử dụng xi mạ crom để chế tạo các vật phẩm có tính dẫn điện cao như bàn là, bếp điện,…
- Ngành sản xuất đồ gia dụng: Được ứng dụng trong các sản phẩm đồ gia dụng như vòi nước, bếp gas, tủ lạnh… sáng bóng, và chống gỉ sét.
- Ngành dệt may: Crom có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ, cam, vàng đến xanh lá, xanh dương, tím… tạo ra màu sắc bền đẹp và đa dạng..
- Ngành nội – ngoại thất: Nhờ vào kỹ thuật này, các chi tiết như bản lề, tay nắm cửa, và nhiều vật dụng khác được khoác lên mình lớp mạ giả vàng, giả cổ, mạ niken… tạo nên sự tinh tế và đẳng cấp cho không gian.
- Ngành xây dựng: Mạ crom được sử dụng để bảo vệ và tạo ra các loại sắt thép, trụ điện và các thành phần kim loại khác
- Sản xuất trang sức: Phun lớp xi mạ crom tạo ra bề mặt sáng bóng, thu hút cho trang sức, giúp sản phẩm trở nên sang trọng và bắt mắt hơn.
- Ngành luyện kim: Được ứng dụng trong việc chế tạo thép không gỉ và một số kim loại khác cần mạ crom
- Ngành công nghiệp: Đối với ngành này thì xi mạ được ứng dụng rộng rãi để mạ các chi tiết trên máy nhằm tăng độ cứng, giúp tăng tuổi thọ và độ bền cho sản phẩm.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến mạ crom
Câu 1: Mạ Crom có độc hại không?
Trả lời:
Mạ Crom và các hợp chất của crom có thể gây tổn thương trên bề mặt da, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nếu tiếp xúc với muối cromat (CrO3) trong thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi, bệnh thừa cân. Lưu ý rằng khi tiếp xúc với các hợp chất này bạn nên sử dụng đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Câu 2: Thế nào là một xi mạ crom đạt chuẩn?
Trả lời:
Để nhận biết rằng xi mạ crom có đạt chuẩn hay không, bạn hãy chú ý đến một số yếu tố sau:
- Bề mặt kim loại có độ mịn, sáng bóng đảm bảo không gặp tình trạng bong tróc
- Lớp mạ có độ bám dính cao, không bị trầy xước
- Bề mặt mạ có độ cứng nhất định (65 – 69 HRC)
- Độ dày tiêu chuẩn từ 0.2 – 0.6 (m)
Câu 3: Xi mạ crom có những màu nào?
Xi mạ crom có nhiều màu khác nhau, nhưng những màu phổ biến nhất là crom sáng bóng, crom đen, crom vàng, đồng crom. Ngoài những màu này, còn có nhiều màu crom khác có sẵn, chẳng hạn như xanh lam, đỏ và tím. Màu sắc của lớp mạ crom được xác định bởi loại hóa chất được sử dụng trong quá trình mạ.
Câu 4: Sau khi xi mạ crom thời gian sấy khô là bao lâu?
Sau khi xi mạ, cần loại bỏ nước còn đọng trên bề mặt sản phẩm bằng cách xịt sạch. Nên sấy sản phẩm trong khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ từ 40 đến 60 độ C để đảm bảo độ bóng và độ bền của lớp mạ.
Như vậy, những thông tin bên trên chúng tôi chia sẻ đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về mạ crom. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được mạ crom là gì, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của mạ crom trong đời sống. Đừng quên theo dõi website https://mychair.vn/ của chúng tôi để cập nhật tin tức mỗi ngày nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Sợi thủy tinh là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong đời sống
Hợp kim nhôm là gì? Đặc tính và ứng dụng của hợp kim nhôm
Nhựa Nguyên Sinh Là Gì? Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng Trong Đời Sống