Ngày nay, nhựa nguyên sinh đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hiện đại, góp mặt trong vô số lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp đến tiêu dùng hàng ngày. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về nhựa nguyên sinh.
MỤC LỤC
Nhựa nguyên sinh là gì?
Nhựa nguyên sinh có tên tiếng anh là Primary Plastic, là loại hạt nhựa được sinh ra trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Hạt nhựa này chưa qua sử dụng, không có tạp chất và chất phụ gia. Nhựa nguyên sinh có màu trắng tự nhiên và có thể tạo màu khác nhau cho hạt.
Ưu, nhược điểm của nhựa nguyên sinh
Ưu điểm:
- Có khả năng chịu lực tốt, chịu được va đập, ma sát và mài mòn, tuổi thọ cao.
- Có độ dẻo dai tốt, dễ dàng tạo hình và gia công thành nhiều sản phẩm khác nhau.
- Có khả năng chống thấm nước, hóa chất và khí tốt, phù hợp sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau.
- Là vật liệu cách điện tốt, an toàn khi sử dụng cho các thiết bị điện.
- Bề mặt sáng bóng, nhẵn mịn, mang lại tính thẩm mỹ cao cho thành phẩm.
- Có thể dễ dàng nhuộm màu, tạo ra nhiều sản phẩm với màu sắc phong phú, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng.
Nhược điểm:
- Khó phân hủy: Nhựa nguyên sinh có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, gây ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Sản xuất tốn nhiều tài nguyên: Quá trình sản xuất nhựa nguyên sinh tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên liệu thô như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên. Nếu khai thác quá mức có thể dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và phát thải khí nhà kính.
- Tái chế phức tạp: Quá trình tái chế nhựa nguyên sinh phức tạp và tốn kém, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế hiệu quả.
Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh
Bước 1: Khai thác nguồn nhiên liệu dầu thô
- Dầu mỏ được khai thác và vận chuyển đến nhà máy để lọc dầu và xử lý
Bước 2: Tinh chế các hóa chất dầu
- Tinh chế dầu thô thành các hóa chất dầu như etan và propan
Bước 3: Cracking
- Etan và propan được sử dụng để tạo ra hydrocacbon etylen và propylen trong quá trình gia nhiệt
- Cracking hay công đoạn hóa dầu là quá trình mà hợp chất hữu cơ bị phá vỡ thành các cấu trúc đơn giản hơn, dưới tác động của áp suất, nhiệt độ cao.
Bước 4: Thêm chất xúc tác
- Chất xúc tác được thêm vào dưới dạng bột là polymer
- Polymer được các nhà máy lọc dầu gọi là fluff
Bước 5: Làm nóng chảy
- Polyme được đưa qua máy đùn, được nấu chảy và tạo hình
Bước 6: Hình thành hạt nhựa
- Sau khi vật liệu ép đùn được nguội đi, nó được cắt thành các viên nhựa
- Các hạt nhựa từ dầu mỏ được sử dụng trong máy ép phun và đúc thổi, ép đùn và sản xuất nhựa khác.
Một số loại nhựa nguyên sinh phổ biến nhất trên thị trường
Hạt nhựa nguyên sinh PP
Nhựa nguyên sinh PP, viết tắt của Polypropylene, là một loại polymer và là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen.
Đặc điểm:
- Không màu, không mùi, không độc hại. Khi sản xuất có thể trộn thêm màu sắc vào nhựa để sản phẩm thêm bắt mắt
- Trọng lượng nhẹ, dẻo và có độ bền cao
- Bị giảm tuổi thọ nếu để nhựa ra ngoài trời trong thời gian dài
- Dễ bị phá vỡ thành các mảnh nhỏ nếu để nhiệt độ thấp
- Cách điện tốt
- Khi đốt cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt, mùi gần giống cao su
- Nhiệt độ nóng chảy là 170 – 200 độ C
- Khối lượng riêng: 0.92 g/cm3
- Nhiệt độ phá hủy nhựa PP: 280 độ C
- Nhiệt độ thích hợp khi ép nhựa: 55- 65 độ C
- Độ co rút 1~ 2.5%
Ứng dụng của nhựa PP
- Sản xuất các sản phẩm thông thường như: đồ chơi, hộp đựng thực phẩm, bình sữa cho bé,…
- Vật dụng chất lượng cao, chi tiết công nghiệp, vỏ acquy, các loại van,…
- Chi tiết nhựa trong xe máy, ôto, bàn ghế,…
- Bao bì y tế, bao bì thực phẩm, xilanh,…
Nhựa nguyên sinh PA
Nhựa PA (viết tắt của Polyamide) là một loại Polymer xuất hiện cả ở tự nhiên và nhân tạo.
Đặc điểm:
- Khả năng chịu nhiệt từ – 40 độ C – 110 độ C
- Khối lượng riêng khoảng 1.15g/cm3
- Độ cứng HB: 90, chịu được lực ép, va đập, độ bền cao
- Cách điện tốt, giảm tiếng ồn, giảm xóc tốt
- Nhựa PA dẻo, mỏng nhẹ, chống thấm nước, chống ẩm tốt và chống thẩm thấu khí kém
- Nhiệt độ nóng chảy: 240 độ C
- Hệ số ma sát: 0.1, dễ gia công và in ấn
- Bền trong môi trường dung môi hữu cơ
Ứng dụng:
- Trong công nghiệp oto: lưới lọc nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bình đựng dầu máy, nắp đậy lốc máy, bình đựng nước tản nhiệt, bánh răng chuyển động cân bằng.
- Trong công nghiệp điện tử: nồi bán dẫn, máy hút bụi,…
- Làm áo mưa, túi nilon,…
Nhựa nguyên sinh ABS
Nhựa ABS có tên đầy đủ là Acrylonitrin Butadien Styren, có công thức hóa học (C8H8· C4H6·C3H3N)n.
Đặc điểm
- Độ cứng cao, không giòn, khó trầy xước khi va đập nhẹ
- Có độ bền cao khi tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài
- Dễ tạo ra sản phẩm có màu sáng hoặc phát quang
- Cách điện tốt và không thấm nước
- Nhiệt độ nóng chảy: 190 – 220 độ C
- Khối lượng riêng: 1.05 g/cm3
- Độ co rút: 0.4 ~ 0.9%
- Nhiệt độ khuôn thích hợp khi ép nhựa ABS 50 – 60 độ C
Ứng dụng
- Làm đồ chơi cho trẻ sau nhựa PP
- Điện tử: vỏ thiết bị điện tử như vỏ ổ điện, bảng điện
- Đồ gia dụng: vỏ máy xay sinh tố, máy ép trái cây,…
- Công nghiệp oto, xe máy
- Công nghiệp bao bì: thùng chứa, bao bì đặc biệt, mũ bảo hiểm,…
- Vật liệu xây dựng: ống dẫn nước, ống gen,…
Nhựa nguyên sinh PE
Nhựa PE (viết tắt của Polyetylen) là một loại hạt nhựa dẻo, có cấu trúc tinh thể biến thiên có các biến thể như: HDPE, LDPE, LLDPE.
Đặc điểm:
- Tuổi thọ cao, có thể lên tới 50 năm mới lão hóa
- Tính kế nối cao nên không bị hở – rò rỉ, ngăn cản nước tốt
- Chịu được áp lực và va đập tốt
- Tính hàn nhiệt tốt
- Chống hao mòn do hóa chất
- Nhiệt độ nóng chảy: 170- 200 độ C
- Khối lượng riêng: 0,91-0,97g/cm3
- Độ co rút: 2〜6%
- Nhiệt độ khuôn thích hợp khi ép nhựa PE 40-60 độ C
Ứng dụng
- Sản xuất túi xách hoặc thùng nhựa có nhiều kích thước khác nhau từ 1- 20 lít
- Sản xuất các loại nắp chai
- Chế tạo các thiết bị trong hóa học
- Nhựa HDPE có thể dùng làm ống gân xoắn, ống dẫn nước nóng lạnh, chai dầu nhựa
- Nhựa LDPE có thể làm màng bọc thực phẩm, hộp đựng thức ăn, tay chân giả, dụng cụ chỉnh hình,…
Hạt nhựa nguyên sinh PET
Nhựa PET có tên đầy đủ là Polyethylene terephthalate – là loại nhựa nhiệt dẻo và được hình thành từ phản ứng trùng hợp của Monome Etylen Terephtalat, thuộc loại nhựa Polyester.
Đặc điểm:
- Có màu trắng đục hoặc vàng, độ trong suốt và đều ở dạng tổng hợp
- Độ bền cơ học cao, chịu được lực va chạm
- Có độ cứng tốt, chịu được được sự mài mòn cao
- Chống thấm khí CO2 và O2
- Khả năng tái chế thấp khoảng 20%
- Mặt nhựa có nhiều lỗ rỗng nên khó làm sạch
- Nhiệt độ nóng chảy: ~260 độ C
- Khối lượng riêng: 1,38 g/cm3
- Nhiệt độ khuôn thích hợp khi ép nhựa PET 10- 163 độ C
Ứng dụng:
- Bao bì đóng gói, bao bì thực phẩm
- Trong ngành dệt may: vải polyester, Sợi mono PET chủ yếu được sử dụng để làm vải lưới cho in lụa, lọc dầu và lọc cát, dây giằng cho các ứng dụng nông nghiệp,…
- Điện tử và công nghiệp oto: ứng dụng như: hộp điện, điện từ, đồng hồ thông minh, bộ phận quang điện, hộp nối năng lượng mặt trời, tấm năng lượng mặt trời, v.v.
Nhựa nguyên sinh PC
PC là từ viết tắt của Polycarbonate, là nhựa dẻo, vô định hình và có màu trong suốt, có độ bền gấp 250 lần so với thủy tinh và gấp 40 lần so với Acryl. Polycacbonat được sản xuất bằng cách trùng hợp ngưng tụ của Bisphenol A (C15H16O2 ) và phosgene (COCl2).
Đặc điểm:
- Độ trong suốt cao và có thể truyền ánh sáng như thủy tinh
- Có tính các điện tốt không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc nhiệt độ
- Khả năng chống mài mòn tốt
- Có thể chịu được sự khử trùng bằng hơi nước nhiều lần
- Động cứng và có tính bền cơ học cao
- Tỷ trọng: 1,15- 1,2g/cm3
- Co rút: 0,7 – 1%
- Nhiệt độ nóng chảy: 155 độ C
- Nhiệt độ khuôn thích hợp ép nhựa PC: 90- 120 độ C
Ứng dụng
- Thiết bị gia dụng: tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy pha cà phê, máy trộn thực phẩm, máy giặt, máy sấy tóc, v.v.
- Xây dựng: một giải pháp thay thế phù hợp cho kính trong các ứng dụng lắp kính như nông nghiệp, công nghiệp, công trình công cộng
- Sản phẩm tiêu dùng: kính bảo hộ, kính râm, thấu kính nhãn khoa, chai nước thể tích lớn, v.v.
- Đóng gói thực phẩm
- Ý tế: dụng cụ phẫu thuật, hệ thống phân phối thuốc, màng lọc máu, bể chứa máu, bộ lọc máu, v.v., trong đó nhựa polycacbon có thể thay thế thủy tinh và kim loại.
Nhựa nguyên sinh PVC
PVC là viết tắt của Polyvinylchloride, là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylchloride (CH2=CHCl). Tồn tại 2 dạng là huyền phù có kích thước lớn và nhũ tương có độ mịn cao.
Đặc điểm:
- Độ bền cơ học, chống chịu cao
- Chống cháy tốt, khi ở nhiệt độ cao chỉ nóng chảy chứ không bắt cháy
- Chống ăn mòn và độ bền hóa học khi trong môi trường hóa chất
- Có khả năng tái chế và xử lý dễ dàng, chế tạo tạo ra các sản phẩm mới hoặc chuyển hóa thành nhiên liệu đốt.
- Trọng lượng riêng: 1,4- 1,45g
- Khả năng chịu nhiệt cao 80- 1600 độ C
Ứng dụng:
- Sản xuất dây và cáp điện
- Sản xuất màng nhựa PVC: các sản phẩm đóng gói, áo mưa, bao bì,…
- Sản xuất thanh UPVC: được dùng để sản xuất ra tấm nhựa PVC, vách ngăn, tấm nhựa Arylic,…
- Sản xuất đường ống nước hay ống các loại
Kí hiệu các loại nhựa thường gặp trên sản phẩm
- Nhựa PET- Ký hiệu số 1: thường được sử dụng để dựng các thực phẩm ở dạng lỏng như: chai nước khoáng, chai nước ngọt, nước trái cây,… Nhựa số 1 nên được sử dụng 1 lần duy nhất và không nên tái sử dụng nhiều lần bởi nó có chứa BPA có khả năng tan vào trong thức ăn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Nhựa HSPE- Ký hiệu số 2: dùng chế tạo đồ dùng như chai nhựa, can dầu ăn, đồ cho trẻ,… là loại nhựa an toàn và được chuyên gia khuyên dùng.
- Nhựa PVC- Ký hiệu số 3: rất nguy hiểm bởi có chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể đi vào trong thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ. Nhựa số 3 bao gồm các loại màng bọc thực phẩm, bình đựng nước, thực phẩm dạng lỏng.
- Nhựa LDPE- Ký hiệu số 4: sử dụng trong các sản phẩm dùng 1 lần. Khả năng chịu nhiệt kém nên tránh nhiệt độ cao, không dùng trong lò vi sóng.
- Nhựa PP- Ký hiệu số 5: được các chuyên gia chuyên sử dụng bởi bền với nhiệt độ cao, an toàn với sức khỏe. Có thể tái sử dụng và dùng được trong thời gian dài
- Nhựa PS- Ký hiệu số 6: thường được dùng làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc ly, dĩa, muỗng dùng 1 lần. Ở nhiệt độ cao và gặp chất chua loại nhựa này sẽ có thể giải phóng ra chất độc gây hại.
- Nhựa Others- Ký hiệu số 7 (hoặc không ký hiệu): cực kỳ độc hại bởi nó có chứa BPA, thường được dùng để sản xuất các thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp mì ăn liền, hộp đựng sữa chua, hộp đựng bơ…
Phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh
Ngày nay, có rất nhiều người dùng bị nhầm lẫn giữa nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh vì chúng có hình dạng, kích thước và màu sắc tương tự nhau.
Nhựa tái sinh là loại nguyên liệu được sản xuất từ việc tái chế nhựa đã qua sử dụng. Quá trình tái chế nhựa bao gồm các bước như thu gom, phân loại, và xử lý để loại bỏ tạp chất và làm sạch nhựa.
Dưới đây là bảng so sánh giữa nhựa tái sinh và nhựa nguyên sinh:
Đặc điểm | Nhựa nguyên sinh | Nhựa tái sinh |
Nhiên liệu | Dầu mỏ | Rác thải thu gom |
Quy trình sản xuất | Chưng cất phân đoạn dầu mỏ | Nghiền nhỏ-làm sạch-nung chảy-tạo hình |
Màu sắc | Màu sáng và bóng mịn, đều màu | Màu sắc đục, không đều màu |
Độ cứng | Khá mềm dẻo, độ đàn hồi cao | Tạo cảm giác cứng, hơi dai khi cầm nắm |
Độ bền | Cao | Kém |
Đối với sức khỏe | An toàn cho sức khỏe | Có hại cho sức khỏe |
Giá thành | Cao hơn, chất lượng tốt | Giá thành rẻ, chất lượng kém |
Ứng dụng | Thiết bị y tế, điện tử, phương tiện giao thông, các vật dụng trong nhà bếp, bảo quản thực phẩm, đồ chơi trẻ em,… | Ống thoát nước, can nhựa, túi đựng rác, xô chậu, sản phẩm giả gỗ,… |
Như vậy, bài viết trên đây là những kiến thức về nhựa nguyên sinh cũng như các loại hạt nhựa nguyên sinh, ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Hy vọng trên đây là những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!