Tin tức

Gỗ MFC là gì? Gỗ MFC có tốt không?

Gỗ MFC là gì? Gỗ MFC có tốt không?

Gỗ MFC là gì? Gỗ MFC có bao nhiêu loại, đặc điểm của loại gỗ này như thế nào, ứng dụng của nó ra sao? là những thắc mắc thường thấy của nhiều người khi lần đầu tiếp xúc với loại gỗ này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về dòng gỗ công nghiệp MFC và lựa chọn được sản phẩm nội thất phù hợp với không gian và phong cách của bạn.

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC (được viết tắt bởi từ Melamine Faced Chipboard) là một loại gỗ công nghiệp được phủ Melamine. Thành phần chính của loại gỗ này là các dăm gỗ được nghiền nhỏ từ những loại cây rừng có tuổi thọ ngắn hạn như bạch đàn, cao su, keo,… được thêm chất kết dính tổng hợp và ép chúng ở áp suất và nhiệt độ cao. Gỗ MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine.

(Trích nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BB%97_MFC)

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC có bao nhiêu loại?

Gỗ MFC có nhiều loại khác nhau, chúng được sản xuất để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong nội thất và xây dựng. MyChair xin giới thiệu tới bạn một số loại gỗ công nghiệp MFC phổ biến và đặc điểm của từng loại.

Gỗ MFC thường

Gỗ MFC thường

Gỗ MFC thường là loại phổ biến nhất, lõi có màu nâu vàng và tương đối nhẹ. Chúng thường có giá thành thấp hơn so với các loại hơn. Bề mặt của dòng gỗ này được bao phủ bằng lớp Melamine chống trầy xước và có độ bóng trung bình. Khả năng chống thấm của loại gỗ này không cao. Do đó, loại này thích hợp cho những dự án có ngân sách hạn chế, chẳng hạn như tủ quần áo, tủ bếp cơ bản,… hoặc những món đồ nội thất gia đình không tiếp xúc với nước. Khi sử dụng cần đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và độ ẩm cao để giữ được đồ bền lâu nhất.

Gỗ MFC chống thấm

Gỗ MFC chống thấm

Trong thành phần của gỗ công nghiệp MFC chống thấm có thêm các hạt chống ẩm và sử dụng lớp keo chống thấm đặc biệt được phủ lên bề mặt trong quá trình sản xuất. Lớp phủ này tạo ra một hàng rào chống thấm, ngăn nước không xâm nhập vào bên trong tấm gỗ. Cũng chính lớp phủ đó làm cho khả năng kháng nước cao hơn so với loại gỗ MFC thường.

Loại gỗ này có lõi xanh chống ẩm được trang bị thêm lớp sáp có khả năng chống nước,ẩm, mốc vượt trội. Đặc biệt phù hợp khí hậu nhiệt đới gió ẩm cao của Việt Nam. Chúng thích hợp cho các dự án ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp hoặc ở ngoài trời.

Bảng kích thước tiêu chuẩn của gỗ MFC

MyChair xin giới thiệu tới bạn bảng kích thước ván gỗ MFC tiêu chuẩn:

Loại vánKích thướcĐộ dày
Ván MFC size nhỏ1.200 x 2.400 (mm) hoặc 1.220 x 2.440 (mm)9mm – 50mm
Ván MFC size trung bình1.530 x 2.440 (mm)18mm – 50mm
Ván MFC size lớn1.830 x 2.440 (mm)12mm – 50mm
Dung sai≤ 0.5mm

Lưu ý khi lựa chọn kích thước gỗ ván dăm MFC phù hợp

Khi lựa chọn kích thước ván ép MFC phù hợp cho dự án của bạn, có một số lưu ý quan trọng bạn cần xem xét. Điều này đảm bảo rằng tính thẩm mỹ, chức năng và hiệu suất của sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của bạn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Đầu tiên, xác định rõ nhu cầu của bạn cần mua ván gỗ MFC để làm gì? Từ đó bạn tính toán độ dày của tấm ván và xác định kích thước tổng thể dự án của bạn. Điều này giúp bạn biết được diện tích mặt bàn, chiều cao tủ, hoặc kích thước tổng thể cần thiết.
  • Lưu ý đến các kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ MFC để giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí
  • Lựa chọn loại gỗ phù hợp với không gian kiến trúc cần thi công. Loại gỗ đó phải phù hợp với thiết kế và chức năng của sản phẩm cuối cùng
  • Cuối cùng, hãy xem xét ngân sách của bạn. Hãy cân nhắc kỹ giữa yêu cầu thiết kế và ngân sách của bạn

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC

Tùy vào mỗi loại nguyên vật liệu, mỗi nhà máy và dây chuyền mà quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC có thể có các bước khác nhau. Tuy nhiên có một số bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tạo dăm gỗ

Từ các loại gỗ có thời gian thu hoạch ngắn hạn như: bạch đàn, cao su, keo,… sẽ được đưa vào máy nghiền để tạo dăm. Quy trình sản xuất dăm có thể bao gồm 1 – 2 bước trở lên để biến gỗ thô thành dăm lớn rồi thành dăm nhỏ tiêu chuẩn.

Bước 2: Làm khô dăm

Khi các hạt dăm đã được nghiền nát, độ ẩm của chúng sẽ thay đổi trong khoảng 12 – 150%. Độ ẩm này phải giảm xuống còn 2 – 8%, tùy thuộc vào hệ thống kết dính được sử dụng để tạo ra ván ép. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhất là sử dụng máy sấy, có mức nhiệt và tốc độ lưu thông khí thay đổi tùy theo giai đoạn sấy.

Bước 3: Đo và pha trộn chất kết dính

Chất kết dính dạng lỏng thô thường được mua dưới dạng dung dịch gốc nước, chưa khoảng 50 – 65% chất rắn. Đây là một chất kết dính nhiệt rắn trong đó quá trình đóng rắn đã bị gián đoạn trước khi trộn dung dịch.

Bước 4: Kết hợp dăm gỗ và keo

Gỗ dăm được trộn chung với keo, thường là keo phenolic hoặc urea-formaldehyde, để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Keo có vai trò quan trọng trong việc kết nối các sợi gỗ lại với nhau.

Bước 5: Thiết lập khuôn

Hỗn hợp gỗ và keo được đặt vào khuôn và được nén bằng áp lực cao. Quá trình này tạo ra tấm gỗ chipboard với độ dày và độ phẳng cần thiết.

Bước 6: Ép gỗ

Tấm gỗ chipboard sau khi được đặt trong khuôn sẽ trải qua quá trình nén và sử dụng nhiệt độ cao. Nhiệt độ và áp lực giúp kết dính gỗ và keo lại với nhau, tạo ra tấm gỗ MFC.

Bước 7: Cắt và xử lý bề mặt

Tấm gỗ MFC sau khi được sản xuất có thể được cắt thành các kích thước và hình dạng cụ thể cho các sản phẩm cuối cùng. Bề mặt của tấm MFC sau đó có thể được xử lý, sơn, hoặc phủ lớp Melamine để cải thiện tính thẩm mỹ và tính chất chống trầy xước.

Bước 8: Kiểm tra chất lượng và lưu kho

Tất cả các tấm MFC đều phải trải qua kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể.

Gỗ MFC có tốt không?

Gỗ MFC được đánh giá là dòng gỗ công nghiệp thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, loại gỗ này còn có nhiều đặc tính đặc biệt khiến nó trở nên phổ biến trên thị trường.

Ưu nhược điểm của gỗ MFC

Ưu điểm của gỗ MFC

Giá trị kinh tế

Một trong những ưu điểm lớn của gỗ công nghiệp MFC là giá trị kinh tế. Nó thường có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên và một số loại gỗ công nghiệp khác. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho những dự án có ngân sách hạn chế.

Đa dạng về màu sắc

Dòng gỗ này được sản xuất với nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau. Đem lại cho bạn nhiều lựa chọn để tùy chỉnh và thiết kế nội thất theo phong cách và sở thích riêng của mình

Khả năng chống trầy xước và chống nước

Bề mặt gỗ công nghiệp MFC được phủ bởi lớp Melamine giúp dòng gỗ này có khả năng chống trầy xước và chống nước tốt. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những dự án thiết kế nội thất tại những nơi có độ ẩm cao.

Dễ dàng vệ sinh và bảo quản

Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau sạch bề mặt gỗ. Sau đó sử dụng một chiếc khăn để lau khô mà không cần dùng đến những chất tẩy rửa mạnh.

Độ bền

Dòng gỗ này có khả năng chống giãn nở. Điều này đồng nghĩa với việc nó ít bị biến dạng dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm. Giúp bảo đảm tính ổn định của sản phẩm

Nhược điểm của gỗ MFC

Mặc dù có nhiều ưu điểm thích hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người. Nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét khi sử dụng gỗ công nghiệp MFC.

Độ liền mạch không cao

Sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện sử dụng chỉ dán cạnh PVC – loại nẹp chỉ nhựa dùng để dán viền cạnh ván gỗ công nghiệp nên độ liền mạch không cao.

Hạn chế về độ dày

Mỗi ván gỗ được tạo ra với kích thước tiêu chuẩn để có thể đảm bảo được độ cứng, khả năng chịu lực của sản phẩm. Hầu hết PVC chỉ có chiều rộng là 28mm nên độ dày của bàn bị hạn chế

Giới hạn về thẩm mỹ

Mặc dù có nhiều lựa chọn về màu sắc và hoạt tiết. Tuy nhiên, gỗ MFC vẫn có giới hạn về thẩm mỹ so với gỗ tự nhiên

Ứng dụng của gỗ MFC

Gỗ MFC có thể được sử dụng trong nhiều sản phẩm nội thất khác nhau, bao gồm:

  • Tủ và Kệ: Gỗ công nghiệp MFC thường được sử dụng để làm tủ bếp, tủ quần áo, kệ sách hoặc các loại tủ lưu trữ. Với tính năng chống trầy xước và mài mòn, nó giúp bảo quản đồ đạc và đồ dùng hàng ngày trong tình trạng tốt nhất.
  • Bàn trà: Dòng gỗ này cũng thường được sử dụng để làm bàn trà. Bởi nó có các màu sắc và hoa văn đa dạng, tạo điểm nhấn trong phòng khách.
  • Bàn làm việc: Trong không gian làm việc hoặc học tập, gỗ công nghiệp MFC là lựa chọn thông minh với tính năng chống trầy xước và độ bền.

Sự khác nhau của gỗ MFC và gỗ MDF

Gỗ MFC và gỗ MDF là hai loại gỗ thân thiện với môi trường, có thể tái sản xuất và được sử dụng đặc biệt ở các nước phát triển. Hiện nay, trên thị trường sản xuất đồ nội thất có hơn 80% sử dụng hai loại gỗ này. Bạn có thể thấy nhiều sản phẩm hoàn thiện từ hai loại gỗ này ở nhà ở đến biệt thự, văn phòng, khách sạn, hoặc trong trường học,…

Gỗ MDF (Medium density fiberboard) là sản phẩm gỗ công nghiệp có thành phần chính là sợi gỗ (hoặc bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm, gỗ cứng,… qua quá trình xử lý bằng chất kết dính và một số thành phần khác (Paraffin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Vậy, giữa hai loại gỗ này có sự khác nhau gì. MyChair xin đưa ra bảng so sánh dưới đây.

Thuộc tínhGỗ MFCGỗ MDF
Cấu trúcVán ép gỗ chipboard với lớp Melamine phủ trên bề mặtBột gỗ nghiền kết hợp với chất kết dính và một số thành phần khác
Tính thẩm mỹĐa dạng về màu sắc và hoa văn trên bề mặtCần phải sơn hoặc phủ bề mặt để tăng tính thẩm mỹ
Độ bềnBền hơn, khả năng chống trầy xước tốt hơnĐộ bền thấp hơn, dễ bị trầy xước
Khả năng chống nướcCó một số loại chống nước, nhưng không thích hợp với môi trường ẩm ướtKhông chống nước, dễ hỏng khi tiếp xúc lâu với nước
Ứng dụngThường được sử dụng cho nhiều sản phẩm nội thất như tủ, kệ, bàn.Thường được sử dụng cho các sản phẩm cần độ phẳng và mịn như làm cửa, vách ngăn,…

Các sản phẩm sử dụng gỗ MFC của MyChair

Tủ, kệ gỗ MFC

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu NBLD01-TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp NBLD01-TL

Tủ tài liệu cao cấp NBLD01-TL là mẫu tủ gỗ MFC được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng.Tủ có thể kết hợp với nhiều mẫu nội thất, mang đến sự chuyên nghiệp, sang trọng và tiện nghi cho văn phòng làm việc. Bạn có thể tùy chọn màu sắc theo yêu cầu, phù hợp với mọi không gian và nội thất văn phòng

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu NBLD02-TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp NBLD02-TL

Tủ tài liệu cao cấp NBLD02-TL là sản phẩm tủ có cốt gỗ công nghiệp được phủ Melamine được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng. Tủ đứng chữ nhật có kiểu dáng sang trọng. Được tùy chọn màu sắc theo yêu cầu, phù hợp với mọi không gian và nội thất văn phòng.

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu NBLD03-TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp NBLD03-TL

Tủ tài liệu cao cấp NBLD03-TL là mẫu tủ gỗ cao cấp được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng. Tủ được thiết kế bằng gỗ công nghiệp MFC phủ Melamine cao cấp, chống xước, chống ẩm mốc, chống cong vênh, mối mọt.

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu NBLD04-TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp NBLD04-TL

Tủ tài liệu cao cấp NBLD04-TL là mẫu tủ gỗ MFC cao cấp có kích thước D260 – R40 – H200(cm). Phù hợp với diện tích không gian nội thất và nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp.

Tủ tài liệu gỗ công nghiệp MFC cao cấp H-03TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp H-03H

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu H-03TL là mẫu tủ gỗ công nghiệp sang trọng, kiểu dáng chữ nhật phù hợp với tone màu nâu với nhiều văn phòng làm việc tại các doanh nghiệp.

Tủ tài liệu cao cấp nhập khẩu SBGD06-TL

Tủ tài liệu gỗ MFC cao cấp SBGD06-TL

Tủ tài liệu cao cấp SBGD06-TL là mẫu tủ cao cấp được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng.Tủ có thể kết hợp với nhiều mẫu nội thất, mang đến sự chuyên nghiệp, sang trọng và tiện nghi cho văn phòng làm việc.
Khám phá ngay: Top những mẫu tủ tài liệu không thể bỏ lỡ.

Bàn trà gỗ công nghiệp MFC

Bàn trà cao cấp nhập khẩu SBGD06-BT

Bàn trà gỗ MFC cao cấp SBGD06-BT

Bàn trà cao cấp SBGD06-BT là mẫu bàn gỗ chống thấm cao cấp được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng.

Bàn trà gỗ MFC cao cấp NBLD03-BT

Bàn trà gỗ MFC cao cấp NBLD03-BT

Bàn trà cao cấp NBLD03-BT là mẫu bàn cao cấp được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng. Màu sắc mặt bàn được thiết kế theo yêu cầu, phù hợp với mọi không gian và nội thất văn phòng.

Bàn trà góc cao cấp nhập khẩu NBLD01-BTG

Bàn trà gỗ MFC cao cấp NBLD01-BTG

Bàn trà góc NBLD01-BTG là mẫu bàn trà cao cấp được MyChair lựa chọn kỹ lưỡng về chất lượng và kiểu dáng. Bàn có thể kết hợp với nhiều mẫu nội thất, mang đến sự chuyên nghiệp, sang trọng và tiện nghi cho văn phòng làm việc.

Bàn làm việc gỗ MFC

Bàn làm việc gỗ cao cấp MC68F

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC68F

Mẫu bàn MC68F là mẫu bàn nhân viên có 4 cụm chỗ ngồi. Với thiết kế chân sắt cùng sự thanh thoát, gọn gàng chiếc bàn này đang là mẫu bàn được ưa chuộng nhiều và mang lại sự chuyên nghiệp cho các văn phòng hiện đại hiện nay.

Bàn làm việc gỗ cao cấp MC67E – 2

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC67E-2

Với thiết kế hiện đại, tích hợp tủ phụ đa năng dùng để cất tài liệu, vật dụng cá nhân,… mẫu bàn MC67E – 2 đã giúp không gian làm việc trở nên ngăn nắp, gọn gàng hơn.

Bàn làm việc gỗ công nghiệp MFC cao cấp MC61H

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC61H

Mẫu bàn MC61H có thiết kế hiện đại, phù hợp với không gian văn phòng lớn, đảm bảo không gian làm việc thoải mái cho nhân viên.

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC68E – 1

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC68E-1

Bàn làm việc cao cấp MC68E – 1 là mẫu bàn nhân viên cụm 4 chỗ ngồi (bao gồm tủ phụ). Bàn được thiết kế hiện đại, sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp MFC thân thiện với người dùng.

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC67G

Bàn làm việc gỗ MFC cao cấp MC67G

Với thiết kế hiện đại, kiểu dáng phù hợp với nhiều không gian văn phòng, mã bàn MC67G có kích thước tiêu chuẩn, đảm bảo không gian làm việc thoải mái cho nhân viên.

>> Xem thêm: Bàn làm việc gỗ MFC – Lựa chọn thông minh cho nội thất văn phòng

Bài viết trên đây MyChair đã cung cấp các thông tin cần thiết bạn có thể quan tâm về gỗ MFC. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, cấu tạo, các ứng dụng của loại gỗ này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các sản phẩm ứng dụng gỗ công nghiệp MFC hoặc các thông tin về nội thất văn phòng, hãy theo dõi website https://mychair.vn/ thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.