Bàn giám đốc gỗ công nghiệp sử dụng 2 loại gỗ chính là gỗ MFC và gỗ MDF. Vậy giữa bàn giám đốc MFC và bàn giám đốc MDF thì loại nào bền hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Ưu, nhược điểm của gỗ MFC
Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được làm từ bột gỗ, sợi gỗ, chất phụ gia và keo ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Chất liệu gỗ này có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của gỗ MFC
- Quy trình gia công đơn giản, không cần trải qua nhiều giai đoạn như tẩm sấy hay bào gỗ
- Bề mặt bền, chống trầy xước tốt và rất dễ vệ sinh
- Lõi gỗ đậm đặc nên khi đóng đinh, ốc tạo độ bám rất chắc.
- Màu sắc gỗ đồng nhất. Lớp phủ Melamine có màu rất đa dạng, thoải mái cho khách hàng lựa chọn tông màu theo ý muốn
- Trọng lượng nhẹ, tạo điều kiện cho việc thi công các sản phẩm nội thất được dễ dàng
- Khả năng chịu lực tốt
- Giá thành rẻ: So với gỗ MDF, gỗ MFC có giá thành rẻ hơn khoảng 60% và rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên
Nhược điểm của gỗ MFC
- Cạnh được dán nẹp bằng chỉ PVC nên có độ liền mạch không cao
- Chỉ PVC thường có bề rộng khoảng 28mm nên hạn chế về độ dày của gỗ
- Bề mặt gỗ không tự nhiên
- Khả năng chịu nước kém do MFC là loại gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo buộc. Vậy nên, khi bàn bị ngấm nước, bạn cần phải nhanh chóng lau và sấy khô
Ưu, nhược điểm của gỗ MDF
Gỗ MDF được làm từ gỗ vụn, nhánh cây tạo bột gỗ sợi, kết hợp cùng với keo, hóa chất kết dính và chất bảo vệ gỗ. Về cơ bàn, gỗ MDF có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm của gỗ MDF
- Hạn chế được tình trạng cong vênh hay co ngót do sự thay đổi đột ngột của thời tiết
- Có khả năng chống mối mọt cao do trong quá trình sản xuất, gỗ đã được xử lý kỹ, thêm vào đó là các chất phụ gia, keo kết dính và chất bảo vệ gỗ cũng có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt.
- Độ cứng chắc cao, chịu lực tốt
- Dễ kết hợp với các loại chất liệu phủ bề mặt khác nhau như: Veneer, Acrylic, Laminate, Melamine…
- Bề mặt trơn, có khả năng chống thấm tốt, dễ dàng vệ sinh và lau chùi
- Đa dạng về màu sắc và vân gỗ giả
- Khả năng cách nhiệt khá tốt
Nhược điểm của gỗ MDF
- Độ dày thường khá mỏng, trong khoảng 5.5mm – 17mm
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng cao hơn khá nhiều so với gỗ MFC và các loại gỗ công nghiệp khác
>> Xem thêm: Các loại gỗ thường được sử dụng làm bàn giám đốc hiện nay
Vậy bàn giám đốc gỗ MFC hay gỗ MDF bền hơn?
Bàn giám đốc gỗ MFC có bề mặt dày hơn bàn giám đốc gỗ MDF nhưng khả năng chịu ẩm lại kém hơn. Điều này sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm bởi Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường xuyên có độ ẩm cao. Kết hợp thêm với thực tế quan sát và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành nội thất, chúng tôi nhận thấy rằng, độ bền của 2 loại bàn không quá chênh lệch nhau.
Thông thường, nếu được sử dụng trong môi trường tốt, vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ, tuổi thọ của bàn giám đốc MFC sẽ khoảng 12 năm đến 15 năm, còn bàn MDF có thể sử dụng tốt trong 10 năm đến 13 năm.
Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn, cũng như các yêu cầu khác như về tính thẩm mỹ, ngân sách, thiết kế,… mà bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn mẫu bàn phù hợp.
Với những thông tin trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận, bàn giám đốc gỗ MFC và bàn giám đốc MDF có độ bền ngang nhau, hoặc nếu so sánh kỹ hơn thì bàn giám đốc MFC sẽ nhỉnh hơn một chút. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến 2 loại bàn này, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0942 90 2468 để được tư vấn thêm. Đừng quên cập nhật thêm những kiến thức nội thất thú vị khác ở những bài viết tiếp theo trên trang website https://mychair.vn/ của MyChair bạn nhé!