Ghế công thái học nổi tiếng là dòng ghế có thể nâng đỡ cơ thể giúp cho người ngồi giảm bớt được tình trạng đau lưng và mỏi cổ khi làm việc trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số khách hàng khi ngồi ghế công thái học vẫn có cảm giác bị đau lưng, thậm chí là đau hơn khi ngồi những chiếc ghế bình thường. Vậy tại sao ngồi ghế công thái học mà vẫn bị đau lưng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cấu tạo cơ bản của một chiếc ghế công thái học
Về cơ bản, các mẫu ghế công thái học có cấu tạo như sau:
- Tựa lưng thường được bọc vải lưới cao cấp, có độ đàn hồi cao, đường cong uốn nhẹ nâng đỡ cột sống. Khung nhựa chắc chắn, bền bỉ. Một số dòng ghế còn có support điều chỉnh tựa lưng dưới, giúp phần thắt lưng được thoải mái nhất.
- Nệm ngồi bọc vải cao cấp, bên trong là mút đúc nguyên khối ngồi êm ái, chống xẹp lún hoặc nệm mút bọc vải, nệm ngồi lưới,…
- Tay đỡ thiết kế hiện đại và chắc chắn, có thể là tay đỡ cố định, hoặc tay đỡ 1D, 2D, 3D, 4D
- Hệ thống điều khiển của ghế, các tính năng hỗ trợ người dùng sẽ được điều khiển tại đây
- Ben hơi nâng hạ chiều cao linh hoạt với 120.000 lần hoặc 150.000 lần lên xuống
- Chân 5 cạnh giữ cân bằng ghế khi ngồi, được làm bằng nhựa cao cấp, chống gỉ sét, chống bong tróc khi dùng trong thời gian dài
- Bánh xe làm bằng PU, Nylon cao cấp, chống trượt, di chuyển êm ái, có khả năng xoay 360 độ
Những nguyên nhân dẫn đến việc ngồi ghế công thái học nhưng vẫn bị đau lưng
Việc ngồi ghế công thái học nhưng vẫn bị đau lưng có thể do những nguyên nhân sau:
- Người dùng sử dụng sai cách, điều chỉnh ghế không phù hợp với tư thế và tỷ lệ cơ thể
- Người dùng mua phải ghế kém chất lượng với chất liệu chế tạo không đảm bảo, cấu tạo không đạt chuẩn công thái học
- Do quá tin tưởng vào những quảng cáo của một số đơn vị, họ thần thánh hóa công dụng của ghế công thái học. Trên thực tế, ghế công thái học không thể làm cho người dùng hết đau lưng mà chỉ hỗ trợ điều chỉnh tư thế ngồi chính xác từ đó giảm bớt tình trạng đau mỏi lưng, cổ – vai – gáy do ngồi sai tư thế gây ra.
- Người dùng bị đau lưng có thể là đã mắc những bệnh về cột sống, cơ lưng như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,… do ít vận động và phải ngồi liên tục trong nhiều giờ. Trong trường hợp này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được các y bác sĩ hướng dẫn cách điều trị.
Và về bản chất, phần tựa lưng ghế hay chức năng ngả lưng của ghế chỉ có thể hỗ trợ nâng đỡ phần cột sống lưng của người ngồi trong quá trình làm việc, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây ra những bệnh lý đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy do ngồi lâu trong thời gian dài.
Hướng dẫn cách sử dụng ghế công thái học đúng chuẩn
Để giúp người dùng tận dụng được tối đa những lợi ích của các mẫu ghế công thái học, MyChair sẽ chia sẻ một số hướng dẫn trong quá trình sử dụng như sau:
- Điều chỉnh độ cao của ghế: Bạn điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho đầu gối và bàn chân của bạn có thể tạo ra một góc 90 độ khi đặt chân lên mặt sàn
- Điều chỉnh hỗ trợ lưng: Điều chỉnh tựa lưng sao cho phần tựa lưng và phần đệm của thắt lưng dưới phù hợp với đường cong của cở thể, nhằm giảm thiểu áp lực lên cột sống và các cơ lưng.
- Điều chỉnh bộ phận kê tay: Đặt bộ phận kê tay sao cho, phần cánh tay và mặt bàn nằm trên cùng một đường thẳng ngang, giảm bớt áp lực lên cánh tay khi phải sử dụng bàn phím trong quá trình làm việc
- Điều chỉnh bộ phận tựa đầu: Đặt sát cổ vào phần tựa đầu, đồng thời điều chỉnh theo ý thích để có cảm giác thoải mái mất. Phần tựa đầu của một mẫu ghế chuẩn công thái học sẽ có thể nâng hạ lên xuống, kéo ra hoặc kéo vào
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng ghế công thái học đúng chuẩn tư thế
Với những thông tin vừa rồi, Nội thất văn phòng MyChair mong rằng, bạn có đã hiểu vì sao đã sử dụng ghế công thái học mà vẫn bị đau lưng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng 0942 90 2468 để được tư vấn kỹ hơn. Đừng quên cập nhật website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị nhé!