Bộ ghế sofa yêu thích của gia đình bạn đang bị dính bẩn, nấm mốc, có mùi hôi khó chịu và bạn cảm thấy hoang mang, không biết phải xử lý như thế nào? Vậy thì đừng lo lắng, MyChair ở đây sẽ giúp bạn đưa ra những cách xử lý ghế sofa bị bẩn một cách đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả giúp cho bộ sofa nhà bạn trở lên sạch sẽ như mới.
Hướng dẫn cách xử lý ghế sofa bị bẩn đơn giản tại nhà
Trong quá trình chúng ta sử dụng, sofa sẽ bị bám bụi bẩn có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,… Không chỉ vậy, các vết bẩn do đồ ăn rơi xuống, nước ngọt vương vãi rất dễ gây ra vi khuẩn gây dị ứng khi sử dụng. Vì vậy, chúng ta cần vệ sinh những vết bẩn đó để bảo vệ sức khỏe của mọi người trong gia đình cũng như để bảo vệ chất lượng của bộ sofa.
Cách tẩy vết bẩn trên sofa da
Việc tẩy vết bẩn trên sofa da đòi hỏi sự nhẹ nhàng và cẩn trọng để tránh làm hỏng da. Dưới đây là một vài cách để làm sạch ghế sofa với những vết bẩn khác nhau:
Vết bẩn thông thường
Với các vết bẩn thông thường, bạn có thể sử dụng giấm để làm sạch. Giấm là một nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm và mang lại hiệu quả giúp làm sạch ghế sofa da.
Nguyên liệu:
- Giấm
- Khăn mềm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nhúng một chiếc khăn mềm vào dung dịch giấm, sau đó vắt khô để giữ ẩm nhẹ.
- Bước 2: Dùng khăn này lau lên bề mặt ghế sofa.
Dung dịch giấm có tính acid nhẹ, giúp loại bỏ bụi bẩn và các vết bẩn nhẹ mà không gây hại cho da của ghế sofa. Việc sử dụng khăn mềm giúp tránh làm trầy xước đến bề mặt da của ghế.
Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn nhẹ trên bề mặt ghế sofa. Đặc biệt, phương pháp sử dụng giấm không gây hại đến màu sắc của da ghế sofa. Điều này giúp bảo vệ được vẻ đẹp và màu sắc ban đầu của bề mặt da.
Vết bụi bẩn
Đối những ghế sofa da có những vết bụi bẩn, chúng ta sẽ sử dụng vải mềm kết hợp với máy hút bụi.
Nguyên liệu:
- Vải mềm
- Máy hút bụi
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chúng ta sử dụng tấm vải mềm để lau sạch và vệ sinh bề mặt ghế sofa một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương hoặc làm trầy xước da ghế.
- Bước 2: Sử dụng máy hút bụi để hút sâu vào các khe hở, loại bỏ bụi bẩn và mảng bụi nhỏ mà không chỉ ở bề mặt mà còn ẩn chứa trong các kẽ hở của ghế sofa.
Phương pháp này giúp loại bỏ bụi bẩn không chỉ ở bề mặt mà còn trong các khe hở của ghế sofa, đồng thời giúp đảm bảo sạch sẽ và giúp bộ sofa da được bền bỉ hơn.
Vết bẩn do nấm mốc
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao như ở nước ta, ghế sofa da dễ bị mốc và nấm do môi trường ẩm ướt. Để vệ sinh ghế sofa da hiệu quả, bạn có thể sử dụng phương pháp dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nước ấm
- Rượu hoặc baking soda
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, chúng ta hòa tan hỗn hợp gồm nước ấm và rượu, với tỉ lệ tương đương nhau.
- Bước 2: Tiếp theo, sử dụng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp vừa pha và nhẹ nhàng lau những vết ẩm mốc.
Phương pháp này an toàn và thuận tiện, bạn có thể tự làm tại nhà để giữ cho ghế sofa da luôn sạch và ngăn ngừa sự hình thành của ẩm mốc. Việc sử dụng tấm vải thấm hỗn hợp này giúp loại bỏ bụi bẩn và mọi vết bẩn nhẹ trên bề mặt ghế sofa, mang lại sự tươi mới và luôn giữ được vẻ đẹp của ghế.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng baking soda để xử lý vùng bẩn bị ố trên ghế sofa da. Baking soda thường được rắc lên khu vực có vết ố và để trong vài giờ để cho bụi bẩn hòa tan vào bột. Sau đó, sử dụng một khăn khô và mịn để lau sạch, loại bỏ bụi bẩn đã được hòa tan vào baking soda. Phương pháp này giúp loại bỏ các vết bẩn một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời không gây hại cho da sofa vì không chứa các chất tẩy rửa hóa học mạnh.
Cách tẩy vết bẩn trên ghế sofa vải nỉ, vải thô
Vết bẩn từ cafe, trà, sữa
Để có thể xử lý vết bẩn từ cafe, trà, sữa trên ghế sofa vải, bạn có thể thực hiện theo những bước đơn giản dưới đây:
Nguyên liệu:
- Khăn
- Nước muối đậm đặc hoặc giấm
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Lau sạch vết bẩn ngay lập tức
Việc lau sạch ngay khi đổ vết bẩn như cafe, trà hay sữa lên ghế sofa vải rất quan trọng. Điều này giúp ngăn chặn vết bẩn thấm sâu vào bên trong sợi vải, tránh tình trạng vết bẩn khó tẩy đi sau này.
Khi làm đổ vết bẩn, hãy sử dụng một chiếc khăn ướt sạch để lau ngay tại chỗ. Việc này giúp loại bỏ nhanh chóng chất lỏng trước khi nó có thể thấm vào sâu hơn. Đừng chà mạnh hoặc tạo áp lực quá lớn lên bề mặt, vì điều này có thể làm lan rộng vết bẩn hoặc khiến nó thấm sâu hơn. Lưu ý là không sử dụng khăn quá ướt để tránh làm ẩm quá mức sofa, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành mốc và nấm.
- Bước 2: Sử dụng nước muối đậm đặc hoặc giấm
Việc sử dụng giấm hoặc nước muối đậm đặc sau khi lau sạch vết bẩn bằng khăn ướt để vệ sinh vết bẩn.
Giấm là một lựa chọn phổ biến, mang lại hiệu quả để loại bỏ vết bẩn và khử mùi trên ghế sofa vải do giấm có tính axit. Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1 để vệ sinh vết bẩn. Sau đó chúng ta sẽ lau nhẹ trên bề mặt ghế để làm sạch hoàn toàn vết bẩn.
Nước muối đậm đặc có khả năng làm sạch và loại bỏ vết bẩn, giúp tạo điều kiện cho quá trình vệ sinh. Nước muối cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các loại vi sinh vật, giúp khử mùi và làm sạch sâu hơn. Bạn có thể pha loãng nước muối theo tỷ lệ 1:3, tức là một phần muối cho 3 phần nước. Dung dịch nước muối được sử dụng để lau sạch vùng bị bẩn trên ghế sofa, giúp loại bỏ vết bẩn và tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch một cách hiệu quả.
Cả hai phương pháp này có thể giúp làm sạch vùng bẩn và loại bỏ mùi khó chịu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ dung dịch nào, bạn nên thử nghiệm trên một khu vực nhỏ để đảm bảo rằng không gây tổn hại hoặc biến đổi màu sắc cho vải.
- Bước 3: Vệ sinh lại bằng khăn sạch
Sau khi vệ sinh bề mặt ghế sofa bằng giấm hoặc nước muối đậm đặc, bạn cần dùng khăn sạch để vệ sinh lại bề mặt ghế sofa, giúp loại bỏ cặn bẩn và dung dịch đã sử dụng trước đó.
Chúng ta chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh bề mặt ghế sofa. Tránh sử dụng bàn chải có lông cứng, vì chúng có thể gây xước hoặc làm hỏng bề mặt da của ghế sofa.
Vết bẩn do bút mực
Khi bạn thấy có vết mực trên ghế sofa, việc quan trọng là cần loại bỏ vết bẩn một cách cẩn thận và nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Khăn
- Cồn
- Bàn chải lông mềm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng một miếng khăn ướt để lau sạch vết mực ngay lập tức. Việc này giúp ngăn chặn vết bẩn từ việc thấm sâu vào sợi vải, giữ cho nó không lan rộng hoặc ảnh hưởng đến bề mặt sofa.
- Bước 2: Bạn có thể nhúng một miếng khăn mềm vào cồn, sau đó nhẹ nhàng lau qua lau lại vùng có chứa vết mực. Sau đó bạn sử dụng một bàn chải lông mềm để đánh nhẹ, giúp làm sạch tận gốc. Cồn là một chất tẩy rửa mạnh mẽ, có khả năng loại bỏ những vết bẩn cứng đầu trên sofa.
Tuy nhiên, sau khi dùng cồn, quan trọng là vệ sinh kỹ lại bề mặt ghế sofa bằng khăn sạch để loại bỏ hết cặn bẩn và chất tẩy trên sofa. Điều này giúp bảo quản và bảo vệ da sofa khỏi ảnh hưởng của các chất tẩy rửa mạnh mẽ.
Vết bẩn do nấm mốc
Thời tiết ẩm ướt có thể gây ra vấn đề ẩm mốc trên ghế sofa, gây mùi hôi khó chịu và làm không gian sống trở nên khó thở. Bạn có thể sử dụng cách làm dưới đây để loại bỏ vết nấm mốc.
Nguyên liệu:
- Giấm
- Khăn mềm
- Nước ấm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Pha loãng một chén giấm với ba chén nước nóng.
- Bước 2: Sử dụng một tấm khăn mềm thấm hỗn hợp này và lau sạch bề mặt ghế sofa.
- Bước 3: Để ghế sofa phơi ở nơi thoáng mát để đảm bảo nó được khô hoàn toàn.
Nếu sau khi dùng giấm để vệ sinh sofa mà bạn vẫn cảm thấy chưa sạch, bạn có thể thêm một ít dung dịch vệ sinh chuyên dùng dành cho sofa. Tuy nhiên, để tránh làm hỏng ghế sofa, khi sử dụng phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc này giúp đảm bảo liều lượng, tránh làm hỏng ghế sofa.
Vết bẩn do dầu mỡ
Đối với ghế sofa bị dính vết bẩn do dầu mỡ cũng không còn khó xử lý nữa khi bạn thực hiện cách làm dưới đây
Nguyên liệu:
- Khăn
- Xà phòng
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn nên sử dụng một khăn ướt để lau sạch vết bẩn ban đầu.
- Bước 2: Tiếp theo, nhúng khăn vào dung dịch xà phòng đã được pha loãng và thực hiện lượt lau thứ hai. Hãy chắc chắn là bạn làm sạch kỹ từng chi tiết của sofa để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn.
- Bước 3: Sau khi vệ sinh, bạn sử dụng một khăn sạch để lau khô sofa. Nếu muốn sofa khô nhanh hơn, bạn có thể sử dụng máy sấy với nhiệt độ thích hợp, nhưng nhớ rằng không nên đặt nhiệt độ quá cao để tránh làm hỏng vải bọc sofa.
Lưu ý quan trọng: Đảm bảo rằng sofa vải nỉ đã được làm khô hoàn toàn trước khi sử dụng, để ngăn nước thấm sâu vào bên trong, gây hại cho lớp đệm mút và ảnh hưởng đến tuổi thọ của ghế.
Bật mí mẹo vệ sinh, bảo dưỡng ghế sofa bền đẹp
Vệ sinh sofa định kỳ
Vệ sinh định kỳ ghế sofa không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các vết bẩn nhỏ, mà còn giữ cho sofa luôn sạch sẽ và bền bỉ theo thời gian. Bạn có thể tự thực hiện việc vệ sinh sofa tại nhà theo các phương pháp đơn giản hoặc chọn thuê dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo làm sạch một cách toàn diện và chuyên nghiệp hơn.
Các bước tự vệ sinh sofa da tại nhà:
Bước 1: Tháo sofa
Đầu tiên, trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh sofa, hãy tháo rời các bộ phận của sofa để dễ dàng tiếp cận và làm sạch các góc khuất. Việc này giúp cho quá trình vệ sinh trở nên hiệu quả hơn và đảm bảo việc vệ sinh xi được lan tỏa đều đặn khắp sofa.
Tuy nhiên, trong quá trình tháo rời và vệ sinh, cần chú ý đến một số điều quan trọng:
- Tránh tiếp xúc với bề mặt da bằng móng tay để tránh gây tổn thương hoặc làm hỏng bề mặt sofa.
- Không sử dụng vật dụng nhọn hoặc cách cậy, bẩy để tránh làm hỏng da của sofa.
- Tránh các mép của đường chỉ để tránh làm rối hoặc hỏng kết cấu của sofa.
- Không kéo lê sofa để tránh làm trầy xước hoặc hỏng hóc các bộ phận của sofa.
Bước 2: Vệ sinh bằng vải mềm
- Trong bước này, chúng ta sử dụng một khăn vải mềm để lau đi bụi bẩn và các vết bẩn nhẹ trên bề mặt sofa. Việc này giúp làm sạch bề mặt, chuẩn bị cho việc đánh xi mà không cần sử dụng các loại chất tẩy rửa hóa học.
- Khi lau, hãy xoa nhẹ nhàng nhưng đều khắp bề mặt của sofa, chú trọng vào việc làm sạch kỹ lưỡng để đảm bảo bề mặt trở nên hoàn toàn sạch sẽ, để việc đánh bóng bằng xi thuận lợi nhất.
Bước 3: Đánh xi
Trong quá trình đánh xi, ta sử dụng một loại xi đặc biệt được thiết kế dành riêng cho việc chăm sóc sofa, loại xi này có chức năng dưỡng ẩm và tái tạo. Khác với xi dành cho giày da, loại xi này không tạo ra màu sắc đặc biệt, không có hại và thấm vào da ngay lập tức sau khi đánh.
Một số điều cần chú ý:
- Lấy một lượng vừa đủ xi và đánh đều lên bề mặt da, đảm bảo phủ đều toàn bộ vùng da. Điều này giúp xi thẩm thấu xuống da một cách nhanh chóng nhất có thể.
- Không nên bôi xi trực tiếp lên bề mặt da mà nên dùng miếng mút để lấy và thoa xi. Nếu bôi xi trực tiếp lên da, có thể dẫn đến hiện tượng mảng xi khô làm da bị loang lổ.
Bước 4: Lắp đặt lại
- Trước khi lắp đặt lại các bộ phận sofa, chúng ta nên chờ từ 5 đến 10 phút để lớp xi thẩm thấu hoàn toàn vào sofa.
- Cần lưu ý rằng không nên đặt sofa ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có thể gây ra hiện tượng nứt da, làm phai màu, làm giảm tính thẩm mỹ và giá trị của sofa theo thời gian.
Không để trẻ em nghịch ngợm trên ghế sofa
Trẻ em thường có thói quen tò mò và có thể vô tình làm đổ mực, thức ăn lên ghế sofa. Vì vậy, để tránh tình huống này, bạn có thể hạn chế trẻ em không nên được phép nghịch ngợm quá nhiều trên ghế sofa.
Sử dụng vật liệu bảo vệ ghế sofa
Bạn có thể áp dụng lớp phủ đặc biệt cho sofa, chẳng hạn như lớp phủ chống nước hoặc lớp phủ chống bụi. Điều này giúp ghế sofa chống lại những yếu tố thường gặp trong quá trình sử dụng hàng ngày, bảo vệ nó tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.
Bảo trì định kỳ
Chúng ta nên duy trì bảo trì định kỳ cho ghế sofa theo lịch trình cụ thể hoặc theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, giúp sofa luôn giữ được trạng thái tốt nhất có thể.
Trên đây, Nội thất văn phòng MyChair đã hướng dẫn bạn cách xử lý ghế sofa bị bẩn đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thể xử lý được những vết bẩn này một cách nhanh chóng nhất. Đừng quên ghé thăm website https://mychair.vn/ của chúng tôi để không bỏ lỡ những mẫu sofa mới nhất nhé.