Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải để bọc ghế sofa. Và khi lựa chọn ghế sofa cho không gian nhà mình, nhiều khách hàng không khỏi đắn đo giữa các lựa chọn này. Vì vậy trong bài viết này, Nội thất văn phòng cao cấp MyChair sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại vải bọc ghế sofa được ưa chuộng nhất hiện nay và cách chọn loại vải phù hợp với không gian sống của bạn.
Các loại vải bọc ghế sofa phổ biến nhất hiện nay
Vải cotton
Vải cotton là loại vải được dệt từ sợi bông (sợi kéo từ quả bông) hoặc có thể kết hợp sợi bông và một số loại sợi tổng hợp khác (sợi nhựa polyester) Vải cotton là một trong những loại vải phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong việc bọc ghế sofa.
- Ưu điểm:
Cotton là một loại sợi tự nhiên được tạo từ cây bông. Vì vậy, nó có khả năng thoáng khí tốt, giúp cung cấp sự thoải mái và thông thoáng cho người sử dụng. Chất liệu cotton còn có bề mặt mềm mại, phù hợp với mọi loại da và có thể sử dụng an toàn ngay cả với trẻ nhỏ.
- Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm thì vải cotton còn có một số nhược điểm như nhanh phai màu hay có hiện tượng xù lông sau khi sử dụng 1 thời gian. Loại vải này cũng dễ bám bụi bẩn. Người dùng nên có biện pháp vệ sinh đúng cách và đem ghế ra nắng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn mùa mưa làm hư hỏng ghế.
Vải nỉ
Vải nỉ là sự kết hợp giữa hai chất liệu vải và len, tạo nên một loại vải mềm mại, ấm áp với bề mặt được phủ một lớp lông mượt.
- Ưu điểm:
Vải nỉ có thể giữ ấm rất tốt, mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra, loại vải này còn có nhiều màu sắc phù hợp với xu hướng thị trường và người tiêu dùng. Bên cạnh đó nỉ còn có khả năng giữ màu tốt và ít bị bay màu.
- Nhược điểm:
Tuy nhiên loại vải này cũng có một số nhược điểm như dễ bám bụi bẩn và nếu muốn làm sạch, bạn phải dùng các chất tẩy để giặt. Mặc dù có ưu điểm là giữ ấm tốt vào mùa đông nhưng loại vải này lại gây bí bách vào mùa hè và có khả năng thấm nước rất tốt.
>> Xem thêm: 20+ mẫu sofa vải nỉ được yêu thích nhất 2024
Vải nhung
Vải nhung trong tiếng Anh là Velvet Fabric, có đặc tính mềm mịn, giữ ấm rất tốt. Vải nhung có bề mặt ấm áp, nặng hơn lụa, lanh và cotton. Ngày nay, vải nhung được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang và nội thất.
- Ưu điểm:
Vải nhung được biết đến là loại vải có độ bóng và bắt sáng tốt. Trên cùng 1 chiếc ghế sofa nhưng có thể tạo ra được nhiều tone màu khác nhau. Một ưu điểm nữa của vải nhung mà mọi người đều thích đó là tính bền bỉ và chống nhăn. Trong quá trình sử dụng thường không dễ bị rách như canvas hay cotton.
- Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm là vậy, nhưng vải nhung vẫn có một số nhược điểm như khó vệ sinh, có trọng lượng nặng và giá thường đắt hơn những loại vải còn lại.
Vải lanh (linen)
Vải lanh là một trong những loại vải có từ lâu đời nhất trên thế giới. Đây là loại vải được làm từ sợi của cây lanh (Linum Usitatissimum). Vải lanh tốn rất nhiều công sức để làm ra nhưng nó là một loại vải rất có giá trị được ưa chuộng làm quần áo vì nó mát và thoải mái trong thời tiết nóng bức.
Ưu điểm
- Vải Lanh (Linen) có độ bóng tự nhiên rất cao.
- Thuận tiện khi sử dụng kể cả giặt tay hoặc là giặt máy.
- Không gây dị ứng với mọi loại da.
- Thân thiện với môi trường
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên thì loại vải này có một số nhược điểm như sau:
- Độ co giãn, đàn hồi thấp.
- Dễ bị nhăn nên thường xuyên phải ủi
Vải sợi Microfiber
Vải sợi Microfiber là loại vải được làm từ nhiều nguyên liệu, trong đó thông thường có 80% Polyester và 20% Polyamide, hoặc được chia theo tỷ lệ 70/30 là tốt nhất. Với thành phần Polyester nhiều nên vải có độ cứng và mềm mại vừa phải.
- Ưu điểm
Microfiber rất bền nên dù có sử dụng lâu hoặc thường xuyên giặt sofa bạn cũng không phải lo chất lượng vải bị giảm sút. Tình trạng phai màu và chùng nhão sẽ không xảy ra. So với nhiều loại vải khác, Microfiber có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, sofa bọc từ vải sợi microfiber luôn thân thiện với môi trường và an toàn cho da, kể cả trẻ sơ sinh.
- Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vải sợi Microfiber vẫn có những khuyết điểm nhất định như thấm hút kém hơn vải cotton
Vải canvas
Vải Canvas là loại vải được dệt từ sợi của cây gai dầu. Tên gọi Canvas được xuất phát từ tiếng Ả Rập là “Cannabis” – là tên gọi của cây gai dầu. Trong tiếng La Tinh loại cây này được gọi với cái tên Canvas. Từ đó, tên gọi vải Canvas được hình thành.
Ưu điểm:
- Là chất liệu 100% tự nhiên, thân thiện, lành tính và không gây nguy hại tới người sử dụng.
- Khi dính bẩn có thể dễ dàng vệ sinh .
- Trong thế giới các loại vải, chất liệu vải canvas được đánh giá rất cao về độ bền. Bởi từ thời xưa, vải canvas đã được ưu tiên để làm cánh buồm cho thuyền.
Nhược điểm:
- Như cái loại vải làm từ chất liệu thiên nhiên khác, vải canvas cũng rất hay bị nhăn khi giặt. Đòi hỏi bạn phải ủi thường xuyên.
- Vải canvas thường dày và cứng
Vải Polyester
Vải polyester là một loại vải tổng hợp có thành phần là ethylene có nguồn gốc từ than đá, dầu và không khí. Polyester là một loại nhựa, sợi polyester thu được thông qua quá trình hóa học với 4 loại sợi cơ bản được sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.
- Ưu điểm:
Vải Polyester có khả năng chống co giãn rất tốt. Trong quá trình kéo sợi, các sợi polyester cuộn lại với nhau để tạo thành cấu trúc chắc chắn, khó bị phá vỡ. Bên cạnh đó vải Polyester rất bền và có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất nên bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi giặt ghế sofa.
- Nhược điểm:
Do chất vải này có độ dày cùng khả năng thấm hút kém nên cũng sẽ rất nóng khi sử dụng loại sofa bọc vải này vào mùa hè. Hơn nữa, đây là loại vải tổng hợp nên quá trình sản xuất vải cũng thải ra nhiều khí và chất độc hại.
Vải gấm
Vải gấm là một loại vải cao cấp, sang trọng đã có từ rất lâu đời. Vải gấm được dệt từ các sợi tơ tằm với kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp và đòi hỏi chuyên môn của người thợ dệt. Chất liệu gấm từ xưa đã được dùng cho các vị vua chúa.
- Ưu điểm:
Vải gấm được đánh giá là một trong những chất liệu cao cấp với độ bền cao, sợi vải và màu sắc rất bền màu. Ngay cả sau khi trải qua nhiều lần giặt thì chất lượng sản phẩm vẫn không đổi. Nhờ thành phần từ các sợi tơ tằm cùng quá trình sản xuất được làm thủ công nên vải gấm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt không gây kích ứng da như một số loại vải khác.
- Nhược điểm:
Nhược điểm của vải gấm là dễ thấm nước và lâu khô. Điều này gây trở ngại lớn cho việc vệ sinh. Nếu phơi sofa gấm ở nơi thiếu nắng hoặc trời nhiều mây sẽ tạo ra mùi khó chịu trên sofa.
Nên chọn loại vải nào cho ghế sofa nhà bạn?
Khi lựa chọn loại vải bọc ghế sofa, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: phong cách của căn nhà, khí hậu và ngân sách. Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho không gian sống, có thể chọn những loại vải sang trọng như nhung hoặc gấm. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, có thể lựa chọn những loại vải dễ vệ sinh và có tính chống bám bụi cao như cotton, Microfiber hoặc Polyester.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng mỗi loại vải sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn loại vải nào cho chiếc ghế sofa của mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về các loại da bọc ghế sofa hiện nay
Cách chọn màu sắc vải bọc ghế sofa phù hợp với không gian nhà ở
Việc chọn màu sắc vải bọc ghế sofa cũng rất quan trọng để tạo nên sự hài hòa và thẩm mỹ cho không gian sống. Để chọn được màu sắc phù hợp, bạn có thể tham khảo các yếu tố sau:
- Phong cách của căn nhà
Nếu căn nhà của bạn có phong cách hiện đại và tối giản, có thể chọn các màu sắc như trắng, đen, xám hoặc nâu để tạo điểm nhấn cho không gian. Nếu căn nhà có phong cách vintage hoặc cổ điển, có thể lựa chọn các màu sắc như màu nude, màu kem và các tone màu pastel.
- Mục đích sử dụng
Nếu ghế sofa được sử dụng trong khu vực tiếp khách, có thể chọn các màu sắc tươi sáng và nổi bật như vàng nhạt, nâu cam, hoặc xanh dương để tạo sự ấm áp và chào đón.
Nếu ghế sofa được sử dụng trong khu vực nghỉ ngơi, có thể chọn các màu sắc nhẹ nhàng và dịu mắt như xanh pastel, hồng nhạt hoặc trắng để tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
- Khí hậu
Khí hậu cũng là yếu tố quan trọng khi chọn màu sắc vải bọc ghế sofa. Nếu sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, nên chọn các màu sắc nhạt và mát mẻ như xanh pastel, trắng hoặc hồng nhạt để giúp không gian trở nên thoáng mát và dễ chịu. Nếu sống ở khu vực có khí hậu lạnh, có thể chọn các màu sắc ấm áp và đậm như đỏ, cam hoặc nâu để tạo cảm giác ấm áp và thoải mái.
Những lưu ý khi chọn chất liệu vải bọc ghế sofa
Khi mua vải bọc ghế sofa, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm:
- Chọn loại vải phù hợp với mục đích sử dụng và khí hậu của khu vực sống.
- Kiểm tra độ bền và tính thấm hút của vải.
- Lựa chọn màu sắc và hoa văn phù hợp với không gian sống.
- Tham khảo ý kiến của người bán hàng hoặc nhờ tư vấn từ nhà thiết kế nội thất.
- Kiểm tra kỹ lưỡng về độ co rút và xù lông của vải.
- Chọn nhà cung cấp uy tín và chất lượng để đảm bảo sản phẩm được bảo đảm về chất lượng và giá cả.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể chọn được loại vải bọc ghế sofa phù hợp và tạo nên không gian sống đẹp và ấm cúng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 0942.902.468 để được hỗ trợ nhanh nhât. Đừng quên ghé thăm website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nào