Acrylic là một loại chất liệu nhựa nhân tạo thường được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất. Chất liệu này được yêu thích nhờ khả năng chịu nhiệt tốt, bề mặt sáng bóng và màu sắc đa dạng. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về chất liệu này, ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về Acrylic: Acrylic là gì, cấu tạo và đặc điểm của Acrylic, tính ứng dụng của Acrylic trong đời sống. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Khái niệm Acrylic là gì?
Acrylic có tên khoa học là Poly methyl methacrylate (PMMA) còn được gọi là thủy tinh hữu cơ – một loại vật liệu nhựa được tinh chế từ dầu mỏ. Tại Việt Nam, thuật ngữ Acrylic còn được gọi chung bằng một thuật ngữ khác là Mica.
Chất liệu Acrylic ra đời đã trở thành giải pháp hoàn hảo thay thế cho các nguồn vật liệu tự nhiên đang dần khan hiếm. Acrylic thường được sử dụng phổ biến trong nhiều sản xuất đồ nội thất, in ấn, làm biển quảng cáo,….
Chất liệu Acrylic được sản xuất ở dạng tấm hoặc miếng và có hơn 50 màu sắc đa dạng khác nhau, được sử dụng phổ biến nhất vẫn là màu trong suốt. Sản xuất từ nhựa tổng hợp nên Acrylic rất dẻo, có tính bóng, khó vỡ và chịu được tác động của nhiệt độ cao thường được sử dùng để thay thế cho thủy tinh và kính.
Đặc điểm của chất liệu Acrylic
Acrylic là chất liệu được sản xuất theo công nghệ cao mang nhiều đặc điểm, tính năng vượt trội:
- Có tính bóng gương
- Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt
- Chịu được tia cực tím tốt
- Tuổi thọ trung bình lên đến khoảng 20 năm
- Trọng lượng nhẹ
- Độ dẻo cao
- Nhiều màu sắc đa dạng
- Thân thiện với môi trường
Acrylic có những loại nào?
Với nhu cầu phát triển và đa dạng của thị trường hiện nay, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại Acrylic khác nhau. Dưới đây là 4 loại Acrylic được sử dụng phổ biến nhất:
Acrylic màu trong suốt
Acrylic màu trong suốt còn có tên gọi khác là Mica trong, có hình dáng như một tấm kính thủy tinh. Acrylic màu trong suốt có nhiều ưu điểm:
- Có độ bền, dẻo
- Khả năng chịu lực
- Trọng lượng nhẹ
- Khó phai màu
- Bảo vệ khỏi nấm mốc
Acrylic bóng gương
Acrylic bóng gương có đặc điểm là bề mặt nhẵn và mịn, rất bóng, khó bị trầy xước và dễ dàng vệ sinh, rất thích hợp với nhiều nội thất trong gia đình. Ngoài ra, chất liệu Acrylic bóng gương còn có màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú như màu kim loại, vân gỗ sang trọng, metalic hay màu trơn đơn thuần.
Acrylic pha lê
Nhắc đến Acrylic pha lê nhiều người nghe có vẻ lạ lẫm. Lý do được gọi Acrylic pha lê bởi đặc trưng nổi bật của dòng vật liệu này là bề mặt sáng bóng như pha lê. Tấm Acrylic pha lê có rất nhiều màu sắc, trong đó 2 màu trắng tuyết và màu đen luôn là màu sắc được nhiều nhà thiết kế nội thất ưu chuộng và lựa chọn nhất.
Acrylic chống trầy 6H
Đặc điểm của Acrylic chống trầy 6H là khả năng chống trầy xước cao, hoàn toàn có thể chống chịu được hầu hết tất cả các tác động va chạm, chà xát mạnh. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn thoải mái sử dụng, vệ sinh Acrylic mà không phải lo lắng bề mặt đồ đạc nội thất nhà bạn bị trầy xước, mất thẩm mỹ.
Ưu, nhược điểm của Arylic là gì?
Ưu điểm của Acrylic
- Độ bền cao không thua kém gì so với các dòng gỗ tự nhiên, chịu được tia cực tím và khó bị ảnh hưởng bởi các tác động vật lý bên ngoài, tuổi thọ trung bình có thể lên đến 15 – 20 năm.
- Bảng màu phong phú với hơn 50 màu đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau như: màu trơn bóng, giả vân gỗ tự nhiên, hoa văn, kim loại,… Đặc biêt, màu Acrylic rất bền và khó phai.
- Khả năng chịu nhiệt và lực tốt, có tính dẻo cao, có thể cắt và uốn tạo ra nhiều sản phẩm phức tạp tùy theo ý muốn và dễ thi công.
- Bề mặt của Acrylic có đặc tính chống trầy xước và không bị bịu bẩn, dễ dàng cho việc vệ sinh. Thành phần chính của tấm Acrylic chủ yếu làm từ nhựa nguyên sinh nên vô cùng thân thiện và an toàn với môi trường
Nhược điểm của Acrylic
- Không phù hợp các không gian thiết kế theo phong cách cổ điển hay tân cổ điển
- Yêu cầu sử dụng máy móc kỹ thuật công nghệ hiện đại và có độ chính xác cao trong sản xuất.
- Mặc dù tấm Acrylic có khả năng chống trầy xước nhưng vẫn nên hạn chế tác động từ vật nhọn làm mất đi tính thẩm mỹ
- Giá thành Acrylic có giá thành tương đối cao so với chất liệu khác
>> Khám phá ngay: Veneer là gì? Cách phân loại Veneer mà bạn nên biết
Gỗ phủ Acrylic là gì? Cấu tạo, đặc điểm gỗ công nghiệp phủ Acrylic
Gỗ phủ Acrylic là gì?
Gỗ Acrylic là loại gỗ khá phổ biến ở Việt Nam với tên gọi là gỗ bóng gương. Loại gỗ này có cấu tạo chính là cốt gỗ công nghiệp bên trong và lớp phủ Acrylic bên ngoài, có độ dày trung bình khoảng 0.8mm – 1.0mm. Gỗ Acrylic có nguồn gốc là hoạt chất được tinh chế từ dầu mỏ nên có tính nhiệt dẻo và có khả năng chịu lực tác động rất tốt.
Gỗ lõi công nghiệp phủ Acrylic có những đặc điểm như:
- Có độ bóng sáng và phẳng mịn gấp đôi so với nhiều vật liệu khác, phù hợp với các thiết kế hiện đại thể hiện nét đẹp sang trọng, tinh tế và sang trọng.
- Có khả năng chống ẩm, mốc rất tốt, hạn chế bị cong vênh hay co ngót với mọi điều kiện thời tiết và có tính ổn định rất cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
- Có khả năng chịu lực và chịu nhiệt rất tốt. Ngoài ra, loại gỗ này còn có khả năng chống tia cực tím, chống cháy rất hiệu quả phù hợp cho thiết kế không gian phòng bếp.
- Có bề mặt gỗ phẳng mịn gấp 2 lần so với các loại sơn nên khả năng chống trầy xước rất tốt và dễ dàng lau chùi vệ sinh.
- Có trọng lượng khá nhẹ và dẻo giúp việc vận chuyển và thi công dễ dàng và nhanh chóng.
Cấu tạo của gỗ phủ Acrylic
Cấu tạo của gỗ phủ Acrylic gồm 4 lớp:
- Lớp Melamine
- Lớp lõi gỗ
- Lớp nhựa màu
- Lớp nhựa tạo độ bóng và chống trầy xước
Gỗ Acrylic sử dụng công nghệ dán không đường cạnh nhằm đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bề mặt ngoài cốt gỗ được phủ 1 lớp chất liệu Acrylic.
Cốt gỗ bên trong được sử dụng phổ biến nhất là gỗ công nghiệp MDF lõi xanh hoặc cốt nhựa Picomat được nhập khẩu từ Malaysia. Với tính năng chống nước, ẩm loại cốt gỗ này được sử dụng làm đồ nội thất cho những vị trí dễ tiếp xúc nhiều với nước và nơi có độ ẩm cao chẳng hạn như: phòng tắm, phòng bếp,….
Quy trình sản xuất gỗ phủ Acrylic
Bước 1: Lựa chọn cốt gỗ
Thao tác đầu tiên cũng là thao tác cực kỳ quan trọng quyết định độ bền của cốt ván hay không? Cần lựa chọn loại cốt gỗ công nghiệp có bề mặt phẳng, nhẵn, đồng đều và không bị cong vênh như là MDF, MFC, HDF, Plywood,….
Bước 2: Làm sạch bề mặt cốt gỗ và bề mặt Acrylic
Làm sạch và làm căng phẳng bề mặt cốt gỗ và bề mặt Acrylic nhằm tạo độ khít, căng phẳng và chắc chắn cho sản phẩm.
Bước 3: Phủ keo dán tấm Acrylic
Sử dụng keo có khả năng liên kết tốt phủ lên toàn bộ bề mặt cốt gỗ với một lượng đồng đều để đảm bảo việc kết dính hiệu quả.
Bước 4: Ép tấm Acrylic vào cốt gỗ
Thao tác này cũng sử dụng máy dây chuyền tự động không gia nhiệt để đảm bảo lực nén đồng bộ và đủ lớn để có thể đẩy hết tất cả không khí trên bề mặt ra ngoài.
Thành phẩm cuối cùng thu được là tấm gỗ phủ Acrylic đẹp chắc chắn và đưa vào sử dụng để làm ra các sản phẩm nội thất.
Tiêu chí đánh giá chất lượng của gỗ phủ Acrylic là gì?
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ phủ Acrylic phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ ép và phần cốt gỗ công nghiệp bên trong. Trên thị trường hiện nay, tiêu chí đánh giá mức độ an toàn sức khỏe được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu mà được mọi người quan tâm nhiều nhất. Bởi trong gỗ công nghiệp có chứa chất Formaldehyde – một loại chất độc có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, cấu tạo gỗ Acrylic đa phần đều từ gỗ MDF lõi xanh chống ẩm được nhập khẩu từ Malaysia hoặc Thái Lan kết hợp cùng chất liệu Acrylic nhập khẩu từ Đức hoặc Tây Ban Nha, được xử lý qua công nghệ tẩm sấy nghiêm ngặt, khắt khe từ Châu Âu nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>> Tìm hiểu thêm: Gỗ MDF là gì? Cấu tạo, phân loại, đặc điểm của gỗ MDF
Ứng dụng của Acrylic trong cuộc sống
Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, Acrylic đã trở thành chất liệu được yêu thích nhất trong ngành quảng cáo hiện nay. Màu sắc phong phú cùng kiểu dáng đa dạng, những tấm biển quảng cáo Acrylic đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố. Ngoài ra, Acrylic còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, xây dựng với công năng chống ồn, chống nóng, dễ dàng hấp thụ ánh sáng tự nhiên, làm nhạc cụ, điện tử,…
Trong ngành nội thất, Acrylic được sử dụng làm các đồ dùng nội thất trong gia đình (bàn ghế, gường tủ, vách ngăn, phòng tắm, phòng khách…) và nội thất văn phòng (bàn ghế văn phòng, vách ngăn, áp phích, áp tường hay tủ đựng hồ sơ,….) Ngoài ra Acrylic còn sử dụng làm kệ trưng bày triển lãm, kệ quảng cáo, biển chức danh, bục phát biểu,… Hơn nữa Acrylic còn có thể được dùng làm các sản phẩm quà tặng như móc chìa khóa, khung ảnh khắc tên,…
Trên đây là một số thông tin quan trọng về chất liệu Acrylic. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu acrylic là gì, cấu tạo và đặc điểm của Acrylic, tính ứng dụng của Acylic trong đời sống. Nếu bạn đang quan tâm và thắc mắc về các loại gỗ công nghiệp được sử dụng trong ngành nội thất, hãy cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!