Tin tức

Gỗ cao su là gì? Cập nhật báo giá gỗ cao su mới nhất 2024

Gỗ cao su là gì? Cập nhật báo giá gỗ cao su mới nhất 2024

Cây cao su là loại cây được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, có nhiều lợi ích về giá trị kinh tế với hoạt động lấy mủ và khai thác gỗ. Vậy gỗ cao su thuộc nhóm mấy, có đặc điểm gì và ứng dụng trong đời sống ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về gỗ cao su

Gỗ cao su là gỗ gì?

Gỗ cao su là một loại gỗ cứng, có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ đại kích Euphorbiaceae. Cây cao su thường được trồng ở các vùng nhiệt đới, như Đông Nam Á và châu Phi, và được khai thác chủ yếu để thu hoạch nhựa cao su từ thân cây.

Gỗ cao su có màu sáng và mật độ trung bình, và nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ và xây dựng. Có mặt tại Việt Nam vào thời thế kỷ 19 bởi thực dân Pháp, cây cao su là một trong những loại cây quan trọng nhất trong nền kinh tế Nước ta.

Cây cao su là loại cây khá đặc biệt, hút O2 và thải ra CO2. Do đó, không có một sinh vật nào có thể sống lâu dài trong các khu vườn cao su. Ở Việt Nam, cây cao su có thể phát triển cao tới 30m, sau khi trồng được 5 năm thì tiến hành lấy mủ, chu kỳ lấy mủ có thể lên đến 25 năm.

Tìm hiểu về gỗ cao su

Đặc điểm sinh trưởng và hình thái của cây cao su

Cây cao su thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới ẩm, nơi có thời tiết nóng ẩm và lượng mưa quanh năm đều đặn. Điều này làm cho cây cao su phát triển tốt ở các khu vực như Đông Nam Á và châu Phi.

Rễ của cây cao su được chia thành rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc có chiều dài lớn và thường cắm sâu vào lòng đất, giúp cây cao su chống chịu được gió mạnh và tránh ngã đổ. Rễ bàng thường phát triển rộng trên mặt đất và giúp cây hấp thụ nước và dưỡng chất từ môi trường xung quanh.

Thân cây cao su là phần quan trọng nhất và mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Thân cây chứa mủ cao su, và thường thu hoạch mủ ở một thời điểm nhất định trước khi cây được chuyển sang để lấy gỗ cao su. Quá trình thu hoạch mủ không gây hại đến cây, và sau đó, cây vẫn tiếp tục sinh trưởng để cung cấp gỗ.

Lá của cây cao su có cấu trúc lá kép với 3 lá chét mọc cách nhau. Hoa của cây cao su thường nở sau khi cây được trồng khoảng 4-5 năm. Quả cao su có hình dạng tròn, khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu nâu nhạt khi chín và khô.

Đặc điểm sinh trưởng và hình thái của cây cao su

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Gỗ cao su thuộc nhóm gỗ số VII, trong 8 nhóm gỗ của Việt Nam. Gỗ cao su được đánh giá là gỗ có màu sắc hấp dẫn, thớ gỗ dày, trọng lượng nhẹ, ít co, khả năng chịu mối mọt ở mức độ tầm trung.

Đặc điểm của gỗ cao su

  • Mật độ gỗ: 560- 640 (kg/m3 ở 16% MC)
  • Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)
  • Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)
  • Độ cứng: 4350 (N)
  • Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
  • Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
  • Trọng lượng gỗ: 560- 640 kg/m3 (ở 16% MC)
  • Màu sắc: đa dạng, từ màu sáng đến xám đến nâu.

Ưu và nhược điểm của gỗ cao su

Ưu điểmNhược điểm
  • Độ đàn hồi tự nhiên, giúp chống gãy nứt khi uốn cong, tạo ra các sản phẩm có hình dạng cong, bầu dục 
  • Thân thiện với môi trường, không thải ra các chất độc hại khi cháy, và có khả năng chống lại ảnh hưởng của tác nhân cháy như tàn thuốc lá.
  • Cao su không ngậm nước và không thấm nước trong nhiều điều kiện khác nhau, phù hợp sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao hoặc ở ngoài trời.
  • Màu sắc đẹp, bắt mắt và đa dạng, từ ánh vàng đến xám, sáng đến nâu.
  • Khả năng bám sơn tốt, nhà sản xuất thay đổi màu sắc nội thất theo ý muốn, tạo ra sự linh hoạt trong thiết kế và trang trí.
  • Độ mềm mại tốt, sản phẩm gỗ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
  • Bề mặt mịn màng và hương thơm, tạo cảm giác thích thú và yêu mến cho người dùng.
  • Không có độ bền tốt như một số loại gỗ tự nhiên quý khác như gỗ sồi, gỗ hồng đào hay gỗ teak. Do cao su thuộc loại gỗ mềm và có cấu trúc tế bào không chắc chắn hơn so với những loại gỗ cứng khác. 
  • Khổ rộng của gỗ cao su thường nhỏ hơn 150mm, đòi hỏi phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau để tạo thành một bề mặt lớn hơn. Việc này có thể gây ra hiện tượng mối nối gỗ và làm cho màu sắc của gỗ không đồng đều.
  • Tuổi thọ của gỗ kém hơn so với những dòng gỗ tự nhiên khác.

Ưu và nhược điểm của gỗ cao su

Quy trình sản xuất gỗ cao su

Nhờ quá trình tẩm sấy kỹ lưỡng, gỗ cao su trở nên chắc chắn hơn, có khả năng chống mối mọt và không sợ nước. Quá trình xử lý gỗ và sấy khô giúp gỗ cao su đạt chuẩn chất lượng và đáp ứng được các yêu cầu về tính ổn định và độ bền.

Quy trình sản xuất gỗ cao su gồm 6 bước phức tạp và công phu như sau:

Bước 1: Tách phần thân và gốc của cây cao su

  • Cây cao su được chọn có độ tuổi từ 25 năm trở lên để đảm bảo chất lượng gỗ.
  • Cành lá được loại bỏ và phần thân và gốc cây được tách ra.

Bước 2: Sau khi xẻ gỗ, phân loại khuyết điểm

  • Gỗ sẽ được xẻ thành các tấm mỏng.
  • Kiểm tra và phân loại để tách ra những tấm gỗ có khuyết điểm như nứt, vết thối, hay vết bị ảnh hưởng bởi côn trùng.

Bước 3: Xử lý gỗ bằng hóa chất

  • Gỗ được ngâm tẩm trong bồn hóa chất áp lực với một hỗn hợp hóa chất được điều chỉnh tỉ lệ để làm nổi bật màu gỗ và ngăn chặn sự tấn công của mối mọt.

Bước 4: Xử lý và tẩm gỗ ở môi trường chân không

  • Gỗ có thể được xử lý thêm trong môi trường chân không.
  • Quá trình này giúp gỗ hấp thụ hóa chất tốt hơn và tăng tính ổn định của nó.

Bước 5: Sấy gỗ

  • Gỗ sau khi được xử lý và tẩm sẽ được đưa vào lò sấy để loại bỏ độ ẩm.
  • Độ ẩm thích hợp của gỗ là 12%, vì mức độ ẩm cao có thể gây cong vênh và mối mọt.

Bước 6: Kiểm tra, phân loại và lưu kho bảo quản

  • Sau khi gỗ đã được sấy khô, nó sẽ được kiểm tra để đảm bảo đạt độ ẩm tiêu chuẩn và không có khuyết điểm.
  • Sau đó, gỗ sẽ được đóng kiện và lưu trữ trong kho để bảo quản cho đến khi được sử dụng.

Các kiểu ghép gỗ cao su phổ biến

  • Ghép song song (hay còn gọi là ghép thanh hoặc ghép suốt): Tấm ván gỗ được ghép thành từ nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài và chiều rộng có thể khác nhau. Kết hợp với keo chuyên dụng, ván gỗ cao su bền chắc và diện tích phù hợp với thiết kế.

Thanh gỗ cao su ghép song song

  • Ghép gỗ mặt: Hai đầu hoặc hai cạnh của thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa. Sau đó được ghép lại theo hướng song song và có chiều dài bằng nhau.
Thanh gỗ cao su ghép mặt

Thanh gỗ cao su ghép mặt

  • Ghép cạnh: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ nhỏ có chiều dài bằng nhau, hai đầu được xẻ theo hình răng cưa.
Thanh gỗ cao su ghép cạnh

Thanh gỗ cao su ghép cạnh

  • Ghép giác: Đầu tiên, các thanh gỗ nhỏ được ghép lại với nhau thành một khối thống nhất, sau đó cắt xẻ theo kích thước và hình ảnh có sẵn. Cuối cùng, chúng được ghép song song để được tấm ván lớn.
Thanh gỗ cao su ghép giác

Thanh gỗ cao su ghép giác

Cập nhật báo giá gỗ cao su mới nhất 2024

Mức giá của gỗ cao su thường phụ thuộc vào số tuổi của cây, quy trình xử lý gỗ, chất lượng, kích thước và độ dài. Hiện nay, giá trị trung bình của gỗ cao su có thể dao động từ 4.500.000 VND – 6.500.000 VND/m3 tại thị trường Việt Nam.

Bạn có thể tham khảo bảng giá gỗ cao su dưới đây:

Loại gỗQuy cách (Dài x Rộng x Cao (mm))Đơn giá VND/m3
Phôi gỗ cao su xẻ1000x65x656.500.000
1000x65x355.500.000
Gỗ cao su xẻ sấy1000x55x555.800.000
1000x65x254.800.000
Gỗ cao su tẩm sấy1000x45x455.600.00
1000x65x204.700.000

Lưu ý: Giá trị chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian và địa điểm.

Một số địa điểm cung cấp gỗ cao su mà bạn có thể tham khảo:

Công ty Hoàng Gia Phát

Hoàng Gia Phát là đơn vị chuyên cung cấp các loại phôi gỗ cao su chất lượng và uy tín trên thị trường. Với các nhà máy sản xuất ở Đắk Nông, Gia Lai và Lào, công ty cam kết sản phẩm số lượng lớn và mức giá phù hợp, minh bạch và công khai.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0901 455 726
  • Địa chỉ: 413/58, đường Nguyễn Kiệm, phường 09, quận Phú Nhuận, TPHCM

Vượng Đạt Wood

Vượng Đạt Wood là một trong những doanh nghiệp cung cấp gỗ hàng đầu tại Bình Dương. Vượng Đạt Wood chuyên cung cấp và sản xuất phôi gỗ cao su xẻ sấy, ván gỗ cao su với nhiều quy cách khác nhau. Công ty có nguồn hàng ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0933 512 461
  • Địa chỉ: Thửa đất số 385, Tờ bản đồ số 26, đường Tân Hiệp 53, Ấp Tân Long, Tân Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương.

>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn gỗ là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Ứng dụng của gỗ cao su trong ngành nội thất

Nội thất văn phòng

Gỗ cao su cũng được sử dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng vì giá cả phải chăng và thiết kế đơn giản, tinh tế. Loại gỗ này có độ bền tốt và khả năng chống cháy, chống thấm nước hiệu quả, đảm bảo tính chất sử dụng tốt cho các mục đích văn phòng.

Những thiết kế nội thất từ gỗ này thường mang lại vẻ đẹp mộc mạc và gần gũi, đồng thời vẫn tạo được sự sang trọng và hiện đại.

Bàn giám đốc được làm từ cao su mang vẻ đẹp đơn giản, hiện đại

Bàn giám đốc được làm từ gỗ cao su mang vẻ đẹp đơn giản, hiện đại

Gỗ cao su ứng dụng trong nội thất văn phòng

Bàn họp mặt gỗ cao su chân sắt được nhiều công ty lựa chọn bởi giá thành hợp lý

Gỗ cao su ứng dụng trong nội thất văn phòng

Tủ tài liệu gỗ cao su độ bền tốt, chống ẩm mốc

Nội thất phòng khách

Gỗ cao su là một lựa chọn phổ biến để tạo nên những nội thất phòng khách đẹp và bền bỉ. Gỗ có màu sắc tươi sáng, tự nhiên và đa dạng, làm nổi bật các chi tiết và đường nét trong thiết kế.

Loại gỗ trên có khả năng uốn cong và chế tác linh hoạt, cho phép tạo ra các hình dạng và chi tiết phức tạp trong thiết kế nội thất. Điều này giúp tạo nên những sản phẩm gỗ độc đáo và có sức hút đặc biệt.

Thêm nữa, gỗ cao su cũng có độ bền tốt, khả năng chống mối mọt và chống mục nát, đảm bảo rằng sản phẩm nội thất sử dụng lâu dài và bền bỉ trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Gỗ cao su ứng dụng trong nội thất phòng khách

Bàn trà gỗ cao su có màu sắc tươi sáng, làm không gian tươi mới và rộng mở

Gỗ cao su ứng dụng trong nội thất phòng khách

Kệ tivi gỗ cao su thiết kế theo lối đơn giản, không cầu kỳ và phức tạp

Gỗ cao su ứng dụng trong sản phẩm sofa

Ghế sofa bằng gỗ cao su giá cả hợp lý, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình

Nội thất phòng ăn

Mẫu bàn gỗ cao su hình chữ nhật dành cho 4 người là một lựa chọn phổ biến và phù hợp với các phòng ăn vừa và nhỏ.

Gỗ tự nhiên trên cũng có giá thành khá hợp lý, là một lựa chọn tốt cho những gia đình có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn sở hữu nội thất từ gỗ tự nhiên.

Gỗ cao su ứng dụng trong nội thất phòng ăn

Gỗ cao su tự nhiên là lựa chọn hợp lý có nhiều gia đình

Bàn ghế ăn bằng gỗ cao su

Mẫu bàn ghế ăn bằng gỗ cao su cho 4 người ngồi

Bàn ghế ăn bằng gỗ cao su

Bàn ghế bằng gỗ cao su được thiết kế cầu kỳ, mang nét cổ điển

Nội thất phòng ngủ

Giường ngủ và tủ quần áo từ gỗ cao su tự nhiên là những lựa chọn phổ biến và hợp thời trong nội thất phòng ngủ. Chất liệu tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái và thân thiện, trong khi thiết kế đơn giản và hiện đại mang đến vẻ đẹp tinh tế và hài hòa cho không gian sống.

Giường gỗ cao su chắc chắn

Giường gỗ cao su có độ êm ái bởi loại gỗ có độ đàn hồi nhẹ

Tủ quần áo bằng gỗ cao su

Tủ quần áo bằng gỗ cao su có tuổi thọ cao, sử dụng được trong nhiều năm.

Giường gỗ cao su thiết kế đơn giản mang lại sự hài hòa cho không gian

Giường gỗ cao su thiết kế đơn giản mang lại sự hài hòa cho không gian

>> Có thể bạn quan tâm: Gỗ hương là gỗ gì? Tất cả thông tin về gỗ hương mà bạn nên biết

Tóm lại, bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức xung quanh về gỗ cao su. Hy vọng đã giúp bạn nắm được về đặc điểm, ưu nhược điểm, giá thành của dòng gỗ này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.