Sofa là một món đồ nội thất không thể thiếu trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, theo thời gian, sofa có thể bị rách, cũ, bạc màu gây mất thẩm mỹ. Thay vì phải thuê thợ sửa, bạn có thể tự tay bọc lại sofa tại nhà. Ngay trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách bọc ghế sofa chỉ với những dụng cụ đơn giản.
Những chú ý quan trọng trước khi bọc ghế sofa
Xác định tình trạng của ghế sofa
Trước khi bạn quyết định bọc lại ghế sofa, bạn hãy xem xét kỹ lại tình trạng của ghế. Nếu ghế sofa còn khá mới và chỉ bị xước nhẹ, bị sờn màu sau nhiều năm sử dụng thì có thể bọc lại để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, nếu ghế sofa bị xuống cấp, bong tróc nhiều do sử dụng quá lâu và khung ghế không còn được đảm bảo nữa thì bạn nên sắm một bộ ghế sofa mới là giải pháp an toàn nhất. Đồng thời, giải pháp này còn giúp bạn tránh mất thời gian và tiền bạc vào ghế sofa đã không còn sử dụng được nữa.
Nắm rõ hình dạng và kích thước sofa
Việc nắm rõ hình dáng và kích thước chính xác của ghế sofa trước khi bọc rất quan trọng để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất.
Mỗi một bộ phận của ghế sofa đều có kích thước riêng. Vậy nên, bạn cần nắm bắt được số liệu cụ thể về chiều cao, chiều rộng, độ dài,… và nắm được hình dáng của ghế. Đồng thời, bạn sẽ ước tính được chi phí bọc ghế sofa.
Lựa chọn chất liệu bọc ghế sofa phù hợp
Ngày nay, sofa được làm với nhiều chất liệu đa dạng. Chất liệu của ghế sofa ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ của nhà bạn. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên bạn lăn tăn không biết lựa chọn chất liệu nào phù hợp với nhu cầu của mình.
Chất liệu lanh
Có lẽ, đây là một trọng những chất liệu vải được phổ biến cho sofa hiện nay, bởi độ bền và cảm giác mềm mại và nhiều lựa chọn màu sắc.
- Ưu điểm: Thoáng khí, tự nhiên và sang trọng
- Nhược điểm: Dễ nhăn và không bền như những loại khác
Chất liệu cotton
Cotton là một sự lựa chọn thông dụng và có giá cả phải chăng. Bạn nên bọc lại ghế sofa bằng cotton trong không gian phòng khách hoặc khu vực ít người qua lại.
- Ưu điểm: Bền, dễ lau chùi
- Nhược điểm: Dễ bị nhăn và hao mòn theo thời gian
Chất liệu nhung
Không được phổ biến như những loại vải khác, nhưng nhung mang lại nét sang trọng cho không gian ngôi nhà của bạn.
- Ưu điểm: Mềm mại, sang trọng
- Nhược điểm: Khó làm sạch và có thể bị mòn hao mòn nhanh hơn
Chất liệu da
Chất liệu da là một trong những vật liệu tốt nhất có cho sofa, bền với thời gian và phù hợp hầu hết với mọi màu sắc.
- Ưu điểm: Sang trọng, bền bỉ, dễ vệ sinh
- Nhược điểm: Giá thành cao
Lựa chọn màu sắc hài hòa với không gian
Không chỉ lựa chọn về chất liệu mà màu sắc là một yếu tố quan trọng trong việc bọc lại ghế sofa và tạo nên sự thay đổi và làm mới không gian phòng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích, phù hợp với phong cách văn phòng,.. để bạn thoải mái nhất có thể.
Hướng dẫn cách bọc ghế sofa tại nhà đơn giản nhất
Cách 1: Bọc ghế sofa bằng tấm phủ
Bọc ghế sofa bằng tấm phủ vải là một cách đơn giản và tiện lợi để thay đổi diện mạo của ghế sofa. Tấm phủ giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho ghế, đồng thời cũng dễ dàng vệ sinh và tiết kiệm chi phí so với việc bọc lại hoàn toàn ghế sofa.
Bọc sofa bằng tấm phủ rất đơn giản, chỉ cần bạn đặt may hoặc mua theo kích cỡ của ghế, sau đó trùm lên và siết các góc vào theo kiểu dáng của ghế để tạo góc. Chỉ mất vài phút bạn có thể thay áo mới cho sofa nhà bạn.
Tuy nhiên, bọc bằng tấm phủ cũng có một số hạn chế:
- Tấm phủ dễ dàng tuột ra khỏi sofa, đặc biệt khi có người sử dụng và di chuyển ghế. Điều này gây ra khó chịu khi bạn phải thường xuyên điều chỉnh.
- Tấm phủ thường không tạo ra góc cạnh hoàn hảo và giảm tính thẩm mỹ của ghế.
Cách 2: Bọc sofa bằng chất liệu da hoặc vải cố định
Hướng dẫn cách bọc ghế sofa vải
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ tháo lắp: Bao gồm các dụng cụ như tua vít, kéo, kìm, cờ lê.
- Dụng cụ may: Kim, chỉ và miếng dán dính
- Dụng cụ tháo lắp, hỗ trợ bọc ghế chuyên dụng.
- Keo dán
- Gai dán
- Sơ bệt (nếu cần)
Bước 2: Tháo rời từng bộ phận
- Tháo rời phần tay cầm trước
- Sau đó tháo rời bọc ghế
- Đối với phần bọc đệm hay vải đều tháo rời khỏi khung ghế và bỏ ngay ngắn từng bộ phận.
Bước 3: Bọc vải cho từng bộ phận tay cầm và đệm ghế
- Bạn tháo hết vải cũ ở phần tay cầm
- Để bọc lại vải cho tay cầm, bạn cần lấy vải bọc quanh tay cầm
- Sau đó dùng keo dán phần vải này vào khung tay cầm. Lưu ý, bạn cần phải miết lớp vải bọc cho khít, đảm bảo độ phẳng của vải.
- Sau đó bạn cắt bỏ đi vải thừa
- Cách bọc phần đệm ghế sofa cũng tương tự như cách bọc tay cầm
- Nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn có thể bọc vải mới chồng lên vải cũ của phần đệm.
Bước 4: Kiểm tra phía trước của ghế
- Mặt trước lưng ghế phẳng và phồng: Bạn chỉ cần phủ thêm vải rồi kéo cho vải căng phồng vào nếp
- Mặt trước lưng ghế lõm: Bạn cần dùng keo dán hay gai dính để cố định phần vải và phần lõm trước. Sau đó, bạn mới tiến hành bọc vải vào ghế.
Bước 5: Lắp ráp lại các bộ phận ghế sofa
- Bạn cần lắp ráp ghế theo trình tự chân ghế rồi đến các bộ phận khác như đệm ghế và tay cầm
- Sau khi lắp ráp xong, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết của ghế. Nếu có sai sót hoặc có nếp gấp nào, bạn cần điều chỉnh lại ngay.
Hướng dẫn cách bọc ghế sofa da
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ
- Dao: lựa chọn những con dao cắt đơn giản, sắc, khả năng cắt được nhiều loại xốp
- Súng bắn ghim
- Mút xốp
- Keo dán mút
- Bông
- Máy may
- Một số dụng cụ khác: Đinh, ghim, búa, thanh gỗ,…
Bước 2: Xác định kiểu bọc
- Trước khi bắt tay vào làm bạn cần xác định kiểu bọc: đơn giản, hiện đại hay tân cổ điển phức tạp.
- Đối với người mới bắt đầu nên lựa chọn kiểu bọc đơn giản, rất dễ thực hiện
- Kiểu bọc tân cổ điển rất khó để thực hiện
Bước 3: Xác định lượng da cần dùng
- Công thức xác định khối lượng da cần thiết để bọc sofa được tính như sau: Dài + Rộng – Sâu
- Tuy nhiên, để an toàn bạn nên mua thừa ra 1 ít vải
Bước 4: Cắt da may áo bọc ghế sofa
- Phân biệt 3 bộ phận chính của ghế sofa gồm: tựa lưng, đệm ngồi và tay vịn 2 bên
- Căn cứ vào các bộ phận để tiến hành cắt da bọc cho phù hợp
- Sau khi cắt, sử dụng máy may và may các khối da lại với nhau theo ý định từ trước
Bước 5: May áo bọc đệm
- Đầu tiên, bạn nên may phần đệm lưng trước
- Lấy 1 phần vải bọc may cố định hình dáng phần đệm
- Sau đó, bạn bọc đệm ngồi lại. Có thể nhồi thêm vào trong đệm để đệm mềm mại, có độ đàn hồi tốt
- Dùng súng bắn ghim cố định các mối nối
- Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng và độ xuống cấp của ghế sofa, bạn căn chỉnh số lượng bông cho hợp lý
Bước 7: Phủ thêm đệm mút
- Phủ thêm đệm mút ở các vị trí tay vịn, tựa lưng, nên phủ thêm nhiều lớp đệm để tạo độ đàn hồi và tránh xẹp lún
- Cắt đệm mút dựa trên kiểu dáng của ghế và bạn cắt phải chuẩn
- Dùng keo phun dán cố định trên bề mặt ghế
- Dùng dao cắt tỉa, chỉnh sửa phần thừa, giúp phần đệm mút thêm đẹp hơn
Bước 8: Bọc da bề mặt ghế sofa
- Cố định 1 đầu trước bằng súng bắn ghim
- Kéo lớp da bọc thật căng ra phía sau rồi ghim lại
- Thực hiện tương tự cho tay vịn, tựa lưng và đệm ngồi,… cho đến khi bọc hết sofa
- Toàn bộ các mối gấp khi bọc ghế phải đều ghim ấn ra đằng sau hoặc phía dưới của ghế, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất sau khi gia công xong.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vệ sinh sofa sạch bong hiệu quả ngay tại nhà
Như vậy, với hai cách trên bạn đã có thể bọc ghế sofa cho mình. Tuy nhiên, thay bọc ghế sofa tại nhà cần có sự khéo léo, tỉ mỉ để đảm bảo độ bền đẹp và thẩm mỹ sau khi bọc. Thêm nữa, khung ghế còn phải chắc chắn và không ảnh hưởng sau khi bọc. Nếu việc tự thực hiện hơi khó khăn với bạn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa chữa.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây là hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại phía dưới bài viết để nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ các chuyên viên của chúng tôi. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cập nhật website https://mychair.vn/ của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào bạn nhé!